# Chuyển hóa ngữ

# Sơ chuyển hóa ngữ

Ðịnh nghĩa: Sơ chuyển hóa ngữ trong tiếng Pāli là hình thức từ ngữ được hình thành do chuyển hóa từ ngữ căn động từ phối hợp với một số tiếp vĩ ngữ paccaya.

Ví dụ:

  • Gantuṃ (đi) = gan + tuṃ
  • Katvā (sau khi làm) = kar + tvā
  • Chinna (đã bị chặt) = chid + na
  • Khādanta (đang khi ăn) = khad + anta
  • Rakkhitabba (đáng hộ trì) = rakkha + tabba
  • Detu (người cho) = de + tu

Các hình thức sơ chuyển hóa ngữ trở thành danh từ, hay tính từ, hoặc phân từ, hoặc là bất biến từ cũng có.

Việc sử dụng các từ ngữ hình thức này, ở đây cũng không mấy khó trong cú pháp tiếng Pāli.

# Các loại tiếp vĩ ngữ

Các hình thức từ ngữ sơ chuyển hóa ngữ được lập thành với 2 loại tiếp vĩ ngữ:

  • Loại tiếp vĩ ngữ kita
  • Loại tiếp vĩ ngữ kicca

1. Loại kiṭa gồm những tiếp vĩ ngữ dùng để lập nên các danh động từ và phân từ năng động thể. Gồm có 23 tiếp vĩ ngữ là: nta, nāma, taṃ, tavantu, tāvī, na, a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, ṇī, ra, ramma, tuṃ, tave, tvā, tvāna, tunā, ya, tya.

2. Loại kicca gồm những tiếp vĩ ngữ dùng để lập nên những danh động từ hoặc phân từ thụ động. Gồm có 6 tiếp vĩ ngữ là tabba, anīya, ṇya, ṇiya, riccatayya.

# Hình thức sơ chuyển hoá ngữ

Những hình thức sơ chuyển hoá ngữ như: hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, danh động từ, vị biến cách (nguyên mẫu), bất biến quá khứ phân từ được hình thành với loại tiếp vĩ ngữ "kiṭa".

2 tiếp vĩ ngữ ntamāna lập nên những hiện tại phân từ.

4 tiếp vĩ ngữ ta, tavantu, tāvīna lập nên những quá khứ phân từ.

10 tiếp vĩ ngữ: a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, , raramma lập nên những danh động từ.

2 tiếp vĩ ngữ: tuṃtave lập nên những phân từ vị biến cách (nguyên mẫu).

5 tiếp vĩ ngữ: tvā, tvāna, tunā, ya, tya lập nên những bất biến quá khứ phân từ.

Ở tiếng Pāli, các hiện tại phân từ, quá khứ phân từ và danh động từ được sử dụng văn phạm theo phương thức của danh tự loại; nghĩa là chúng cũng được xếp theo ngữ tính liṅga, ngữ cách vibhatti và ngữ số vacana. Các vị biến cách (nguyên mẫu) và các bất biến quá khứ phân từ ở tiếng Pāli được dùng như là những bất biến từ, vì chúng không có biến cách theo văn phạm.

Những hình thức sơ chuyển hóa ngữ như là phân từ khả năng cách và danh động từ thụ động thể được hình thành với loại tiếp vĩ ngữ "kicca".

Hai tiếp vĩ ngữ tabbaanīya lập nên những phân từ khả năng cách.

Bốn tiếp vĩ ngữ: ṇya, ṇiya, tayyaricca lập những danh động từ thụ động thể.

Tất cả những phân từ khả năng cách và danh động từ thụ động thể này luôn luôn được sử dụng theo phương thức của danh tự loại, tức là chúng vẫn theo ngữ tính liṅga, ngữ cách vibhatti và ngữ số vacana.

# Hiện tại phân từ

Hiện tại phân từ là hình thức sơ chuyển hóa ngữ được lập thành do gốc động từ (động từ cơ bản) ghép với một trong hai tiếp vĩ ngữ ntanāma.

# Các hình thức hiện tại phân từ

1. Hiện tại phân từ năng động thể: là hình thức được lập thành do gốc cơ bản năng động thể ghép với tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Khāda + nta = khādanta (đang khi ăn).
  • Khāda + māna = khādamāna (đang khi ăn).
  • Gaccha + nta = gacchanta (đang khi đi).
  • Gaccha + māna = gacchamāna (đang khi đi).
  • Bhuñja + nta = bhuñjanta (đang khi ăn).
  • Bhuñja + māna = bhuñjamāna (đang khi ăn).

2. Hiện tại phân từ thụ động thể: là hình thức được lập thành do gốc cơ bản thụ động thể ghép với tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Khādiya + nta = khādiyanta (đang bị ăn).
  • Khādiya + māna= khādiyamāna (đang bị ăn).
  • Pahariya + nta = pahariyanta (đang bị đánh).
  • Pahariya + nta = pahariyanta (đang bị đánh).
  • Pacca + nta = paccanta (đang được nấu).
  • Pacca + māna = paccamāna (đang được nấu).

3. Hiện tại phân từ truyền động thể: là hình thức được lập thành do gốc cơ bản truyền động thể (thể sai bảo) ghép với tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Kāraya + māna = kārayamāna (đang sai làm).
  • Khādāpe + nta = khādāpenta (đang cho ăn).
  • Mārape + nta = mārāpenta (đang sai giết).
  • Cārāpe + nta = cārāpenta (đang khiến thực hành).

# Ý nghĩa sử dụng

Hiện tại phân từ tiếng Pāli được sử dụng như một tính từ khi chúng phụ thuộc vào một danh từ để giúp diễn tả cho danh từ ấy. Ðôi khi chúng được dùng như một danh từ trong trường hợp chúng đứng độc lập để thay thế cho danh từ, mà làm chủ từ hay túc từ; lại nữa hiện tại phân từ còn được xem là một động từ vì chúng diễn tả hành động và có thể đòi hỏi túc từ theo nó.

Sau đây là những ví dụ:

1. Hiện tại phân từ dùng như một tính từ khi phụ thuộc vào một danh từ có đồng tính, đồng cách và đồng số.

Ví dụ:

  • Khette /tiṭṭhanto/ goṇo tiṇaṃ khādati (Con bò đang đứng tại thửa ruộng, nó ăn cỏ).
  • So /gacchantaṃ/purisaṃ akkosi. (Nó đã chửi mắng người đàn ông đang đi).

2. Hiện tại phân từ dùng như một danh từ khi đứng độc lập để làm chủ từ hoặc túc từ.

Ví dụ:

  • Na bhuñjamāno sabbaṃ hatthaṃ mukhe pakkhipissati. (Khi đang ăn, sẽ không cho trọn tay vào miệng).
  • Asubhānupassiṃ viharantaṃ māro nappa-sahati. (Ác-ma không uy hiếp được người sống quán bất tịnh).

3. Hiện tại phân từ dùng như một động từ diễn đạt hành động và đòi hỏi túc từ theo nó.

Ví dụ:

  • Gāmaṃ gacchanto dārako ekaṃ goṇaṃ pas-sati. (Ðứa bé đang đến làng, nó thấy một con bò).
  • Ahaṃ bhattaṃ paccantiṃ itthiṃ passiṃ. (Tôi đã thấy người đàn bà đang nấu cơm).

# Phương thức sử dụng

Về phương thức sử dụng văn phạm cho các hiện tại phân từ, cũng như danh tự loại, nghĩa là các hiện tại phân từ cũng được dùng theo 3 tính liṅga, 8 ngữ cách vibhatti và 2 ngữ số vacana. (xem lại phương thức sử dụng của phần tính từ).

Từ vựng một số hiện tại phân từ thường dùng:

  • Āharanta : đang mang lại.
  • Āgacchanta : đang đi lại.
  • Olokenta, olokayamāna : đang trông nhìn.
  • Karonta : đang làm, đang tạo.
  • Kārenta, kārayamāna : đang khiến làm.
  • Kimanta, kinamāna : đang mua.
  • Gāyanta, gāyamāna : đang ca hát.
  • Ghāyanta, ghāyamāna : đang ngửi.
  • Caranta : đang tản bộ, đang thực hành.
  • Tiṭṭhanta, Tiṭṭhamāna : đang đứng.
  • Dadantā, dadamāna : đang cho.
  • Denta : đang cho.
  • Dhāvanta : đang chạy.
  • Mahāyanta : đang tắm.
  • Nipajjanta : đang nằm.
  • Nisīdanta : đang ngồi.
  • Paccanta, pacamāna : đang nấu.
  • Passanta, passamāna : đang thấy, đang gặp.
  • Pivanta, pivamāna : đang uống.
  • Bhuñjantā, bhuñjamāna : đang ăn.
  • Rodanta, rodamāna : đang khóc.
  • Vikkinanta, vikkinamāna: đang bán.
  • Viharanta : đang trú ngụ.
  • Suṇantu : đang nghe.
  • Haranta : đang mang.
  • Hasanta, hasamāna : đang cười.
  • Sayanta, sayamāna : đang ngủ.

# Quá khứ phân từ

# Các phương cách hình thành

Quá khứ phân từ trong tiếng Pāli được hình thành với bốn hình thức tiếp vĩ ngữ: ta, tavantu, tāvīna.

Ví dụ:

  • Pacita : đã nấu, đã được nấu.
  • Bhutta: đã ăn, đã được ăn.
  • Bhuttāvī: đã nấu, đã được nấu.
  • Chinna: đã cắt đứt.

Về sự hình thành của các quá khứ phân từ thì phức tạp hơn hiện tại phân từ. Các tiếp vĩ ngữ sẽ được trực tiếp ghép vào ngữ căn hay phân từ cơ bản động từ.

Vì tiếp vĩ ngữ "tavantu" và "tāvī" rất ít gặp, nên ở đây chỉ nói nhiều đến tiếp vĩ ngữ "ta" và "na" thôi.

# Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "ta"

1. Một cách rất thông thường để lập nên những quá khứ phân từ, là dùng tiếp vĩ ngữ "ta" ghép vào phần cơ bản động từ và có nguyên âm "i" xen giữa làm trung gian.

Ví dụ:

  • Kathe + ta = kathita : đã nói.
  • Khāda + ta = khādita : đã ăn.
  • Gavesa + ta = gavesita : đã tìm kiếm.
  • Ghaṭa + ta = ghaṭika : đã cố gắng.
  • Cara + ta = carita : đã bước, đã thực hành.
  • Chaḍḍe + ta = Chaḍḍita : đã đổ rải.
  • Paca + ta = pacita : đã nấu.
  • Bhuñja + ta = bhuñjita : đã ăn.
  • Maṇḍa + ta = mandita : đã trang hoàng.
  • Yoje + ta = yojita : đã kết buộc.
  • Ruda + ta = rudita : đã khóc than.
  • Roda + ta = rodita : đã la khóc.
  • Vasa + ta = vasita : đã sống ở.
  • Sañcode + ta = sañcodita : đã bị khích động.
  • Hasa + ta = hasita : đã cười.

2. Tiếp vĩ ngữ "ta" cũng có thể trực tiếp ghép hợp với ngữ căn động từ để lập thành những quá khứ phân từ như sau:

2.1. Ghép hợp với ngữ căn đa âm

Phụ âm cuối của ngữ căn đôi khi bị đồng hóa với tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Tap + ta = tatta : đã thiêu đốt.
  • Pad + ta = patta : đã đạt đến.
  • Bhuj + ta = bhutta : đã ăn.
  • Mad + ta = matta : đã say.
  • Muc + ta = mutta : đã được thoát.
  • Yuj + ta = yutta : đã liên kết.
  • Sup + ta = sutta : đã ngủ.

Ðôi khi phụ âm cuối của ngữ căn không bị đồng hóa mà bị lược bỏ trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Kar + ta = kaṭa : đã được làm.
  • Gam + ta = gata : đã đến.
  • Mar + ta = maṭa : đã chết.
  • Man + ta = mata : đã nghĩ tưởng.
  • Ram + ta = rata : đã vui thích.
  • Han + ta = hata : đã bị hại.
  • Har + ta = haṭa : đã mang đi. (Chú ý: Các ngữ căn có tận cùng là r; khi r bị lược bỏ, "ta" đổi dạng là "ṭa").

Có vài trường hợp ngoại lệ, khi phụ âm cuối của ngữ căn bị xóa, thì nguyên âm đầu biến thành trường âm.

Ví dụ: Jan + ta = jāta: đã phát sanh.

Mặt khác đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn cùng với "t" của tiếp vĩ ngữ, có sự biến dạng.

Ví dụ:

"J + t => gg"

  • Bhaj + ta = bhagga: đã phân tán.
  • Saṃ = vij + ta = saṃvigga: đã bị giao động.

"Dha + t => ddh"

  • Budh + ta = buddha: đã giác ngộ.
  • Rudh + ta = rudha: đã ngăn bít.

"Bh + t => ddh"

  • Labh + ta = laddha: đã nhận được.
  • Lubh + ta = luddha: đã tham nhiễm.

"M + t => nt"

  • Kham + ta = khanta : đã chịu đựng.
  • Sam + ta = santa : đã yên lặng.
  • Dam + ta = danta : đã thuần hóa.
  • pa-kam + ta = pakkanta : đã tiến bước.

"S + t => ṭṭh"

  • Kas + ta = kaṭṭha : đã cày xới.
  • ākkus + ta = akkuṭṭha : đã mắng chửi.
  • Ghus + ta = ghuṭṭha : đã làm ồn.
  • Ḍas + ta = ḍaṭṭha : đã cắn xé.
  • Rus + ta = ruṭṭha :đã giận hờn.
  • Has + ta = haṭṭha :đã cười.

Biến dạng bất thường

  • Duh + ta = duddha : đã nặn bóp.
  • Pac + ta = pakka : đã nấu chín.
  • Pucch + ta = puṭṭha : đã hỏi.
  • Maj + ta = maṭṭha : đã đánh bóng.
  • Vas + ta = vuttha : đã sống ở, đã cư ngụ.
  • Ruh + ta = rūḷha : đã leo qua.

2.2. Trường hợp nếu là ngữ căn đơn âm, thì tiếp vĩ ngữ "ta" trực tiếp ghép vào.

Ví dụ:

  • Ci + ta = cita: đã thâu nhặt.
  • Ji + ta = jita : đã chiến thắng.
  • Ñā + ta = ñāta : đã hiểu biết.
  • Nī + ta = nīta : đã dẫn dắt.
  • nhā + ta = nhāta : đã tắm.
  • Bhī + ta = bhīta : đã sợ hãi.
  • Bhū + ta = bhūta: đã sinh tồn.
  • Yā + ta = yāta : đã đi.

Biến dạng bất thường

  • Pā + ta = pita : đã uống.
  • Ṭhā + ta = ṭhita : đã đứng, đã trụ lại.
  • Mā + ta = mīta : đã đo lường.

# Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "na"

Tiếp vĩ ngữ "na" chỉ dùng ghép với ngữ căn động từ.

1. Với những ngữ căn đa âm, thì phụ âm cuối của ngữ căn được đồng hóa với "n" của tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Chad + na = channa : được che đậy.
  • Chid + na = chinna : bị cắt đứt.
  • Jar + na = jaṇṇa : đã tàn lụn.
  • Pur + na = puṇṇa : đã tràn đầy.
  • Bhid + na = bhinna : đã bể vỡ.

(Chú ý: "n" của tiếp vĩ ngữ, khi có "r" của ngữ căn đứng trước thì thành "ṇ", và phụ âm "r" của ngữ căn cũng bị đồng hóa theo).

Trường hợp bất thường

Ví dụ:

  • Ās + na = āsīna : đã ngồi.
  • Tar + na = tiṇṇa : đã vượt qua.
  • Ni-sad + na = nisinna: đã ngồi xuống.
  1. Mặt khác, đối với những ngữ căn đơn âm; thì tiếp vĩ ngữ "na" có thể được trực tiếp ghép vào.

Ví dụ:

  • Ji + na = jina : chiến thắng, người thắng.
  • dī + na = dīna : bị khốn khổ.
  • Lū + na = lūna : đã cắt đứt.

Trường hợp bất thường

Ví dụ:

  • Dā + na = dinna : được cho.
  • Pa-hā + na = pahīna : đã từ bỏ.

Ví dụ về một số ngữ căn dẫn đến quá khứ phân từ

  • Kas (cày xới) => kasita, kaṭṭha.
  • Gup (giữ gìn) => gopita, gutta.
  • Chid (cắt đứt) => chindita, chinna.
  • Ñā (hiểu biết) => jāhita, ñāta.
  • Tap (đốt nóng) => tāpita, tatta.
  • Dus (hư hỏng) => dūsita, duṭṭha.
  • Pac (nấu) => pacita, pakka.
  • Pucch (hỏi) => pucchita, puṭṭha.
  • Pus (nuôi dưỡng) => posita, puṭṭha.
  • Bhuj (ăn) => bhuñjita, bhutta, bhuttāvī.
  • Rus (giận hờn) => rosita, ruṭṭha.
  • Lag (máng, dính) => laggita, lagga.
  • Vas (sống ở, cư ngụ) => vasita, vuṭṭha.
  • Vass (mưa) => vassita, vuṭṭha.
  • Har (mang đi) => harita, haṭa.

# Về phương thức sử dụng văn phạm

Các quá khứ phân từ được xếp vào danh tự loại, nghĩa là được sử dụng theo 3 tính (liṅga), 8 ngữ cách (vibhatti) và 2 ngữ số (vacana), (xem lại phương thức sử dụng của phần tính từ).

# Về ý nghĩa

1. Quá khứ phân từ tiếng Pāli được dùng như một tính từ vì nó phải đồng tính, đồng cách và đồng số với danh từ mà nó phụ thuộc.

Ví dụ:

  • Khādita itthī hīyo kālaṃ akāsi. (Hôm qua, người đàn bà khi ăn rồi, đã chết).

2. Quá khứ phân từ còn được dùng thay thế cho danh từ diễn đạt, để làm chủ từ hay túc từ:

Ví dụ:

  • Indriyesu suvaṃvutaṃ na pasahati māro. (Ác-ma chẳng uy hiếp được vị khéo thu thúc các căn).

3. Quá khứ phân từ cũng được dùng như một bổ túc từ cho động từ.

Ví dụ:

  • Mayhaṃ pitā kālakāto ahosi. (Cha tôi đã chết)
  • Appamāde ratā hotha. (Hãy thỏa thích trong sự chuyên cần).

4. Quá khứ phân từ dù là hình thức danh tự loại, nhưng vẫn có thể đòi hỏi túc từ theo nó như là một động từ vậy.

Ví dụ:

  • Ekadā araññaṃ gato puriso arinā mārīyi. (Một lúc nọ, người đàn ông khi đến rừng đã bị kẻ thù giết).

5. Quá khứ phân từ đôi khi được dùng trong nghĩa thụ động.

Ví dụ:

  • Purisehi chinnā rukkhā. (Các cây bị những người đàn ông chặt đốn).

# Danh động từ hóa

# Ý nghĩa danh động từ hóa

Danh từ trong tiếng Pāli không phải hoàn toàn là danh từ thuần túy. Có một số danh từ phát xuất từ sự chuyển hóa của ngữ căn động từ. Như là: yācaka (người hành khất) do "Yāc"; kattu (tác giả) do "kar"; bhojana (vật thực) do "bhuj" v.v...

Những danh từ mà được hình thành do ngữ căn động từ ghép hợp với tiếp vĩ ngữ như thế gọi là danh động từ hóa hay danh từ chuyển hóa. Những danh từ chuyển hóa này thuộc năng động thể vì chúng được sử dụng với những tiếp vĩ ngữ "kiṭa". Những danh từ chuyển hóa này vẫn được sử dụng như mọi danh từ khác, nghĩa là vẫn có xếp loại tính, chia theo ngữ cách và ngữ số.

Hình thức tiếp vĩ ngữ lập thành danh từ chuyển hóa

Trong kiṭapaccaya, có 10 tiếp vĩ ngữ dùng để hình thành những danh từ chuyển hóa thuộc năng động thể. Ðó là: a, aka, ana, āvī, ti, tu, ṇa, ṇī, raramma.

Mỗi dạng tiếp vĩ ngữ đều có thể thức để ghép hợp với ngữ căn, tạo thành tiếng danh từ.

# Cách hình thành

1. Tiếp vĩ ngữ "a"

Tiếp vĩ ngữ "a" dùng ghép với ngữ căn để tạo thành một danh từ chỉ ý nghĩa sự vật, hành động.

Ví dụ:

  • Kar + a = kara (sự tạo ra, vật làm ra).
  • Gar + a = gaha (người cầm lấy).
  • Car + a = cara (người đi, người hành).
  • Ṭhā + a = ṭhā (vật trú, người đứng).
  • Dhā + a = dharā (người mang giữ).
  • Pā + a = pa (người uống).
  • Ruh + a = ruha (vật mọc lên).

Chú ý: Những từ ngữ do căn đơn âm ghép với tiếp vĩ ngữ "a", như ṭha, da, pa ... luôn luôn đi kèm một phức hợp ngữ với túc từ của nó, chứ không thể đứng riêng như các từ ngữ khác được.

Ví dụ:

  • Jalaṭṭha (vật trú trong nước) => jala + ṭha.
  • Thalaṭṭha (loài trú trên cạn) => thale + ṭha.
  • Sabbada (người quảng thí) => sabbaṃ + da.
  • Majjapa (người đánh chén, kẻ say) => majjaṃ + pa.

2. Tiếp vĩ ngữ "aka"

Tiếp vĩ ngữ "aka" được trực tiếp ghép vào ngữ căn động từ để lập nên những danh từ, có ý nghĩa chỉ tác nhân. Trong khi ghép hợp, nguyên âm đầu của ngữ căn bao giờ cũng thành trường âm; mặt khác, đối với những ngữ căn đơn âm:

  • nếu là "ā" thì "y" được xen vào trước tiếp vĩ ngữ.
  • nếu là "i" hay "ī" sẽ biến thành "ya" trước tiếp vĩ ngữ.
  • nếu là "u" hay "ū" sẽ biến thành "ava" trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Kar + aka = kāraka:người thợ, người tạo ra.
  • Gah + aka = gāhaka: người cầm nắm, xách mang.
  • Dā + aka = dāyaka: thí chủ, người cho.
  • Nī + aka = nāyaka: người lãnh đạo.
  • Pal + aka = pālaka: người hộ vệ, bảo hộ.
  • Pu + aka = pāvaka: vật đốt sạch, lửa.
  • Yāc + aka = yācaka: người hành khất, ăn xin.
  • Su + aka = sāvaka: người nghe dạy, đồ đệ.
  • Har + aka = hāraka: người mang đi.

3. Tiếp vĩ ngữ "ana"

Tiếp vĩ ngữ "ana" cũng được trực tiếp ghép vào ngữ căn để lập nên những danh từ có ý nghĩa nói đến tình trạng của hành động. Các ngữ căn nếu có âm đầu là "i" hay "ī" sẽ thành "e"; nếu là "u" hay "ū" sẽ thành "o". Tuy nhiên đối với ngữ căn đơn âm thì "i" hay "ī" sẽ biến dạng thành "aya"; và "u" hay "ū" sẽ biến dạng thành "ava".

Ví dụ:

  • Gah + ana = gahana : sự cầm lấy.
  • Chid + ana = chedana : sự cắt, chia.
  • Nand + ana = nandana: sự vui mừng.
  • Ni + ana = nayana : sự dẫn dắt.
  • Pac + ana = pacana : sự nấu.
  • Bhās + ana = bhāsana : sự nói chuyện.
  • Bhū + ana = bhavana: sự trở thành.
  • bhuj + ana = bhojana : sự ăn, vật thực.
  • Su + ana = savana : sự nghe.

4. Tiếp vĩ ngữ "āvī"

Tiếp vĩ ngữ "āvī" cũng được ghép hợp với ngữ căn động từ để lập nên những danh từ chỉ tác nhân (hình thức này ít thấy).

Ví dụ:

  • Dis + āvī = dassāvī (sự trông thấy người quan sát).

5. Tiếp vĩ ngữ "ti"

Tiếp vĩ ngữ "ti" được dùng ghép với một số ngữ căn để lập nên những danh từ. Những danh từ hình thức này đặc biệt chỉ là hình thức nữ tính.

Về sự hình thành với dạng tiếp vĩ ngữ này có xảy ra nhiều trường hợp như sau:

5.1. Ðối với ngữ căn đa âm:

Phụ âm cuối của ngữ căn bị đồng hóa với tiếp vĩ ngữ

Ví dụ:

  • Gup + ti = gutti : sự giữ gìn, sự trông nom).
  • Muc + ti = mutti :sự thoát khỏi) (vimutti: sự giải thoát).
  • Pad + ti = patti : sự đạt đến.(vipatti: sự thất bại, sampatti : sự thành đạt).
  • Tap + ti = tatti : sự đốt nóng.
  • Kham + ti = khanti : sự chịu đựng, nhẫn nại.
  • Sam + ti = santi : sự yên tịnh.

Phụ âm cuối của ngữ căn cùng với phụ âm "t" của tiếp vĩ ngữ bị biến dạng

  • dh hay bh + t => ddh
  • s + t => ṭṭh ...

Ví dụ:

  • Budh + ti = buddhi: sự giác ngộ.
  • Labh + ti = laddhi: sự nhận được, tín điều.
  • Dis + ti = diṭṭhi: sự nhận thấy, kiến thức.
  • Vas + ti = vuṭṭhi: sự mưa, mưa rơi.

Chú ý: "a" của ngữ căn trong ví dụ cuối, được biến thành "u" (trường hợp ngoại lệ).

Phụ âm cuối của ngữ căn bị loại bỏ trước tiếp vĩ ngữ

Ví dụ:

  • Gam + ti = gati: sự đi đến, cảnh tái sanh.
  • Jut + ti = juti: sự chói sáng, ánh sáng.
  • Nam + ti = nati: sự cúi mình, sự vái chào.
  • Ram + ti = rati: sự ưa thích, sự quyến luyến.
  • Sar + ti = sati: sự nhớ ghi, ức niệm.

Trường hợp bất thường

  • Jan + ti = Jāti sự sanh ra, chủng tộc.
  • Dhar + ti = dhiti nghị lực, sự kiên trì.

5.2. Ðối với ngữ căn đơn âm: Khi có tiếp vĩ ngữ "ti" ghép hợp, thì có thể trực tiếp hoặc có khi xảy ra bất thường.

Ví dụ:

  • Ci + ti = citi: sự chất đống.
  • Su + ti = suti: sự nghe, sự truyền tụng.

Trường hợp bất thường

  • Ñā + ti = ñatti: sự cho biết, tuyên ngôn.
  • Ṭhā + ti = ṭhiti: sự đình trụ, sự trú yên.
  • Bhū + ti = bhoti: sự trở thành.

6. Tiếp vĩ ngữ "tu"

Tiếp vĩ ngữ "tu" cũng được ghép hợp với ngữ căn để hình thành những danh từ chỉ tác nhân. Sự hình thành này cũng có một vài điểm phức tạp.

6.1. Tiếp vĩ ngữ "tu" sẽ trực tiếp ghép vào ngữ căn đơn âm. Nếu đơn nguyên âm không phải là "ā" thì đòi hỏi có sự tăng cường.

Ví dụ:

  • Ji + tu = jetu (người chiến thắng).
  • Ñā + tu = ñātu (người hiểu biết).
  • Dā + tu = dātu (người cho).
  • Ni + tu = netu (người hướng đạo).
  • Su + tu = sotu (người nghe, thính giả).

6.2. Ðối với ngữ căn đa âm: Phụ âm cuối trước tiếp vĩ ngữ có thể bị đồng hóa; và đôi khi có sự tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn.

Ví dụ:

  • Kar + tu = kattu: người làm.
  • Gam + tu = gantu: người đi.
  • Chid + tu = chettu: người cắt đứt.
  • Bhar + tu = bhattu: người nâng đỡ, chồng.
  • Man + tu = mantu: người suy luận.
  • Vad + tu = vattu: người nói.
  • Har + tu = hattu: người mang.

Tiếp vĩ ngữ "tu" lại trực tiếp ghép với các động từ cơ bản. Nếu có tận cùng bằng "a" thì được thay thế bằng "i"

Ví dụ:

  • Kāre + tu = kāretu (người sai làm, cai đốc).
  • Pālaya + tu = pālayitu (người bảo hộ).
  • Pāle + tu = pāletu (người bảo hộ).
  • Māre + tu = māretu (người giết).
  • Hāre + tu = hāretu (người sai mang).

7. Tiếp vĩ ngữ "ṇa"

Tiếp vĩ ngữ "ṇa" cũng có thể ghép vào những ngữ căn để hình thành những danh từ chỉ sự hành động. "" của tiếp vĩ ngữ là dấu hiệu tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn và sẽ bị loại bỏ.

Ví dụ:

  • Kam + ṇa = kāma : sự mong cầu, ước muốn.
  • Kar + ṇa = kāra : sự làm, sự tạo ra.
  • Gah + ṇa = gāha : sự cầm lấy.
  • Caj + ṇa = cāga : sự dứt bỏ.
  • Car + ṇa = cāra : sự đi bộ, sự thực hành.
  • Pac + ṇa = pāka : sự nấu.
  • Har + ṇa = hāra : sự mang đi.

Chú ý: ngữ căn có phụ âm cuối là "c" và "j" sẽ được thay thế bằng 2 khẩu cái âm tương xứng là "k" và "g" ở trước tiếp vĩ ngữ.

Mặt khác, đối với ngữ căn đơn âm, nếu là đơn âm "ā", thì khi ghép hợp với tiếp vĩ ngữ "ṇa", sẽ có "y" xen vào trung gian; nếu là nguyên âm "i" hay "ī" thì đổi dạng thành "aya" trước tiếp vĩ ngữ; nếu là "u" hay "ū" thì sẽ đổi dạng thành "ava" trước tiếp vĩ ngữ. Luật tăng cường nguyên âm đầu vẫn xảy ra bình thường ở đây.

Ví dụ:

  • Dā + ṇa = dāya: sự cho.
  • Vā + ṇa = vāya: sự đan kết.
  • Mi + ṇa = māya: sự đo lường.
  • Bhū + ṇa = bhāva: sự trở thành, sinh tồn.

8. Tiếp vĩ ngữ "ṇī"

Tiếp vĩ ngữ "ṇī" được tiếp sau một số ngữ căn, lập nên những danh từ chỉ tác nhân. "" của tiếp vĩ ngữ cũng là dấu hiệu chỉ sự tăng nguyên âm đầu của ngữ căn, và sẽ bị bỏ đi khi ghép hợp.

Ví dụ:

  • Kar + ṇī = kārī: người làm, sự hành động.
  • Gah + ṇī = gāhī: người cầm lấy, sự cầm.
  • Car + ṇī = cārī: người đi, người thực hành.
  • Vad + ṇī = vādī: người nói, sự nói.

Mặt khác, những ngữ căn đơn âm "ā", khi ghép hợp tiếp vĩ ngữ, thì "y" được xen vào làm trung gian.

Ví dụ:

  • Dā + ṇī = dāyī: người cho, sự bố thí.
  • Pā + ṇī = pāyī: người uống.
  • Yā + ṇī = yāyī: người đi, sự đi.

9. Tiếp vĩ ngữ "ra"

Tiếp vĩ ngữ "ra" dùng ghép vào ngữ căn để hình thành từ ngữ chỉ tác nhân; nhưng cần hiểu rằng những từ hình thành với dạng này không thể đứng độc lập, mà luôn luôn đứng làm thành phần của một phức hợp ngữ (danh từ ghép). "r" của tiếp vĩ ngữ cùng với phụ âm cuối của ngữ căn sẽ bị loại bỏ.

Ví dụ:

Gam + ra = ga

  • Uraga: vật bò sát, con rắn
  • Bhujaga: vật đi uốn vặn, con rắn

Jan + ra =ja

  • Andaja: loài sanh từ trứng
  • Kammaja : vật do nghiệp sanh
  • Jalaja : loài sanh trong nước, cá
  • Thalaja : loài sanh trên cạn
  • Paṅkaja : loài sanh trong bùn, sen

Ram + ra = ra

  • Kuñjara : vật thích lung đầm, con voi

Kar + ra = ka

  • Antaka : sự hấp hối, sự lâm chung

10. Tiếp vĩ ngữ "ramma"

Tiếp vĩ ngữ "ramma" cũng dùng ghép với một vài ngữ căn để lập nên những danh từ. "r" của tiếp vĩ ngữ cùng với phụ âm cuối của ngữ căn cũng sẽ bị loại bỏ.

Ví dụ:

  • Kar + ramma = kamma (sự hành vi).
  • Dhar + ramma = dhamma (sự hàm chứa, pháp, chủ nghĩa)

# Vị biến cách

Vị biến cách (nguyên mẫu) trong tiếng Pāli là thành phần bất biến từ chuyển hóa; chúng được sử dụng không biến cách văn phạm.

Các vị biến cách tiếng Pāli được hình thành bằng cách đặt hai dạng tiếp vĩ ngữ là tuṃtave vào các ngữ căn động từ hay những thành phần cơ bản của động từ .

Tuy nhiên, dạng tiếp vĩ ngữ "tave" rất ít thấy, hầu như chỉ được dùng trong thể thơ. Riêng hình thức "tuṃ" thì dùng thông dụng để lập nên những vị biến cách.

# Phương thức hình thành

1. Tiếp vĩ ngữ ghép với ngữ căn

1.1. Ðối với ngữ căn đơn âm, tiếp vĩ ngữ được trực tiếp ghép vào; nhưng nếu là ngữ căn đơn âm "i" hay "ī" sẽ đổi thành "e", và nếu là "u" hay "ū" sẽ đổi thành "o" trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Ji (thắng) + tuṃ = jetuṃ.
  • Ñā (hiểu) + tuṃ = ñātuṃ.
  • Ṭhā (đứng) + tuṃ = ṭhātuṃ.
  • Dā (cho) + tuṃ = dātuṃ.
  • Nī (dẫn) + tuṃ = netuṃ.
  • Pā (uống) + tuṃ = pātuṃ.
  • Yā (đi) + tuṃ = yātuṃ.
  • Su (nghe) + tuṃ = sotuṃ.
  • Hū (là) + tuṃ = hotuṃ.

1.2. Ðối với ngữ căn đa âm, tiếp vĩ ngữ cũng có thể trực tiếp ghép vào, nhưng sẽ xảy ra nhiều trường hợp:

Phụ âm cuối của ngữ căn có thể bị đồng hóa với "t" của tiếp vĩ ngữ

Ví dụ:

  • Kar (làm) + tuṃ = kattuṃ.
  • Gan (đi) + tuṃ = gantuṃ.
  • Chid (cắt) + tuṃ = chettuṃ (i thành e).
  • Pad (đạt đến) + tuṃ = pattuṃ.
  • Bhuj (ăn) + tuṃ = bhottuṃ (u thành o)
  • Vad (nói) + tuṃ = vattuṃ.
  • Har (mang) + tuṃ = hattuṃ.

Ðôi khi phụ âm cuối của ngữ căn cùng với "t" của tiếp vĩ ngữ sẽ biến đổi như sau

  • s + t => ṭṭh
  • dh hay bh + t => ddh
  • j + t => ṭṭh
  • r + t => ṭṭh

Ví dụ:

  • Dis (thấy) + tuṃ = daṭṭhuṃ (ngoại lệ i thành a)
  • Budh (giác ngộ) + tuṃ = boddhuṃ (u thành o)
  • Labh (được) + tuṃ = laddhuṃ.
  • Saj (bỏ qua) + tuṃ = saṭṭhuṃ.
  • Abhi = har (mang lại) + tuṃ = abhihatthuṃ.

Vài trường hợp phụ âm cuối của ngữ căn bị loại bỏ và tăng cường nguyên âm đầu

Ví dụ:

  • Kar (làm) + tuṃ = kātuṃ.
  • Kar (làm) + tave = kātave.
  • Har (mang) + tuṃ = hātuṃ.
  • Har (mang) + tave = hātave.

2. Tiếp vĩ ngữ ghép với cơ bản động từ

Tiếp vĩ ngữ "tuṃ" có thể được ghép vào các thành phần cơ bản động từ để lập nên những vị biến cách. Trường hợp này sẽ có một chữ "i" xen vào làm trung gian, thay thế nguyên âm cuối của cơ bản động từ.

Ví dụ:

  • Kiṇā (mua) + tuṃ = kiṇituṃ.
  • Khāda (ăn) + tuṃ = khādituṃ.
  • Chinda (cắt) + tuṃ = chindituṃ.
  • Jāna (hiểu) + tuṃ = Jānituṃ.
  • Dhā (chạy) + tuṃ = dhāvituṃ.
  • Paca (nấu) + tuṃ = pacituṃ.
  • Passa (thấy) + tuṃ = passituṃ.
  • Bujjha (giác ngộ) + tuṃ = bujjhituṃ.
  • Labha (nhận) + tuṃ = labhituṃ.
  • Saya (ngủ) + tuṃ = sayituṃ.
  • Suṇā (nghe) + tuṃ = sunituṃ.
  • Hara (mang) + tuṃ = harituṃ.

Ðối với các cơ bản động từ có tận cùng là "e", như thành phần cơ bản năng động thể nhóm đệ thất và thành phần cơ bản năng truyền động thể (thể sai bảo) ... thì tiếp vĩ ngữ "tuṃ" được trực tiếp ghép vào, không cần xen "i" làm trung gian,

Ví dụ:

  • Kāre (khiến làm) + tuṃ = gāhetuṃ.
  • Core (trộm cắp) + tuṃ = coretuṃ.
  • Dese (thuyết giảng) + tuṃ = desetuṃ.
  • Pāle (hộ trì) + tuṃ = pāletuṃ.
  • Mārāpe (khiến giết)+ tuṃ = mārāpetuṃ.

Ví dụ về một số ngữ căn thành vị biến cách:

  • Kar (làm) => kattuṃ, kātuṃ, kātave.
  • Chid (cắt) => chettuṃ, chindituṃ.
  • Ñā (hiểu) => ñātuṃ, jānituṃ.
  • Ji (thắng) => jetuṃ, jinituṃ.
  • Ni (dẫn dắt) => netuṃ, nayituṃ.
  • Pā (uống) => pātuṃ, pivituṃ.
  • Budh (giác ngộ) => boddhuṃ, bujjhituṃ.
  • Bhuj (ăn) => bhottuṃ, bhuñjituṃ.
  • Labh (được) => laddhuṃ, labhituṃ.
  • Vas (sống ở) => vaṭṭhuṃ, vasituṃ.
  • Su (nghe) => sotuṃ, suṇituṃ.
  • Har (mang) => hattuṃ, hātuṃ, hātave, harituṃ.

# Ý nghĩa sử dụng

Các vị biến cách tiếng Pāli không thuộc thì nào, cũng không sử dụng theo ngữ cách, ngữ số gì cả, vì chúng là hình thức bất biến từ.

1. Các vị biến cách được dùng như một bổ túc từ cho động từ

Ví dụ:

  • So kālaṃ kattuṃ sakkoti. (Nó có thể chết).
  • Anujānāmi te khādituṃ. (Tôi cho phép anh ăn)
  • Ahaṃ nahāyituṃ pokkharaṇiṃ gacchāmi. (Tôi đến hồ để tắm).

2. Các vị biến cách được xem giống như một động từ vì chúng diễn đạt hành động và có thể đòi hỏi túc từ sự vật

Ví dụ:

  • Sā bhattaṃ pacituṃ aggiṃ jālesi. (Cô ấy đã nhóm lửa để nấu cơm).
  • Mayaṃ dhammaṃ uggaṇhituṃ ārāmaṃ gac-chāmi. (Chúng tôi đến chùa để học pháp).

# Bất biến quá khứ phân từ

Bất biến quá khứ phân từ cũng là thành phần bất biến từ chuyển hóa trong tiếng Pāli.

Các bất biến quá khứ phân từ tiếng Pāli được hình thành từ những ngữ căn động từ hay thành phần cơ bản của động từ ghép với nhiều dạng tiếp vĩ ngữ kiṭa.

Có 5 dạng tiếp vĩ ngữ để lập thành những bất biến quá khứ phân từ là tvā, tvāna, tūna, ya, tya.

# Cách thức hình thành

Những bất biến quá khứ phân từ hình thành với các tiếp vĩ ngữ, có xảy ra nhiều trường hợp phức tạp tùy mỗi dạng tiếp vĩ ngữ.

Trước hết trình bày về sự hình thành với 3 tiếp vĩ ngữ: tvā, tvāna, tūna; vì với chúng có cách thức giống nhau. Tuy nhiên tvā dùng thông dụng hơn tvānatūna.

1. tvā, tvāna, tūna có thể ghép với ngữ căn động từ để lập thành những bất biến quá khứ phân từ

1.1. Nếu là ngữ căn đa âm thì tiếp vĩ ngữ có thể trực tiếp ghép hợp, đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị loại bỏ cũng có trường hợp thay đổi bất thường

Ghép trực tiếp

Ví dụ:

  • Gam + tvā = gantvā: sau khi đi đến.
  • Man + tvā = mantvā: sau khi suy nghĩ.
  • Han + tvā = hantvā: sau khi giết hại.

Phụ âm ngữ căn bị loại bỏ

Ví dụ:

  • Kar + tvā = katvā : sau khi làm.
  • Caj + tvā = catvā : sau khi dứt bỏ.
  • Chid + tvā = chetvā : sau khi cắt đứt.
  • Chid + tvāna = chetvāna : sau khi cắt đứt.
  • Pad + tvā = patvā : sau khi đạt đến.
  • Bhid + tvā = bhetvā : sau khi bể vỡ.
  • Bhuj + tvā = bhutvā : sau khi ăn.
  • Han + tvā = hatvā : sau khi giết hại.

Chú ý: "i" của ngữ căn biến thành "e".

Thay đổi bất thường

Ví dụ:

  • Dis + tvā = disvā (sau khi thấy).
  • Dis + tvāna = disvāna (sau khi thấy).
  • Labh + tvā = laddhā (sau khi được).
  • Gah + tvā = gahetvā (sau khi cầm lấy).

1.2. Nếu là ngữ căn đơn âm thì tiếp vĩ ngữ có thể trực tiếp ghép hợp, đôi khi nguyên âm ngữ căn đổi dạng, cũng có trường hợp xảy ra bất thường.

Ghép trực tiếp

Ví dụ:

  • Nī + tvā = nītvā: sau khi dẫn dắt.
  • Pā + tvā = pātvā: sau khi uống.
  • Yā + tvā = yātvā: sau khi đi.
  • Su + tvā = sutvā: sau khi nghe.

Âm ngữ căn đổi dạng

  • Ñā + tvā = ñatvā : sau khi hiểu.
  • Ṭhā + tvā = thatvā : sau khi đứng yên.
  • Dā + tvā = datvā : sau khi cho.
  • Huù + tvā = hutvā : sau khi là.
  • Pā + tvā = pītvā, pitvā : sau khi uống.
  • Pā + tvāna = pītvāna : sau khi uống.

Xảy ra bất thường

  • Pā-ap+ tvā = patvā (sau khi đắc)

2. Tiếp vĩ ngữ tvā, tvāna, tūna có thể ghép hợp với các thành phần cơ bản động từ để hình thành những bất biến quá khứ phân từ. Nguyên âm tận cùng của thành phần cơ bản sẽ được thay thế bằng một chữ "i" .

Ví dụ:

  • Karo + tvā = karitvā : sau khi làm.
  • Karo + tvāna = karitvāna : sau khi làm.
  • Karo + tūna = karitūna : sau khi làm.
  • Jaha + tvā = jahitvā : sau khi từ bỏ.
  • Paca + tvā = pacitvā : sau khi nấu.
  • Pāpuṇā + tvā = pāpuṇitvā : sau khi đắc.
  • Piva + tvā = pivitvā : sau khi uống.
  • Bhuñja + tvā = bhuñjitvā : sau khi ăn.
  • Vanda + tvā = vanditvā : sau khi đảnh lễ.
  • Saya + tvā = sayitvā : sau khi ngủ.
  • Suṇā + tvā = suṇitvā : sau khi nghe.
  • Hana + tvā = hanitvā : sau khi làm hại.

Nhưng với những cơ bản động từ có tận cùng là "e", thì tiếp vĩ ngữ trực tiếp ghép vào, không thay đổi nguyên âm "e" thành "i".

Ví dụ:

  • Kāre + tvā = kāretvā : sau khi sai làm.
  • Gaṇhāpe + tvā = gaṇhāpetvā: sau khi sai lấy.
  • Cinte + tvā = cintetvā : sau khi suy nghĩ.
  • Jote + tvā = jotetvā : sau khi thắp sáng.
  • Dese + tvā = desetvā : sau khi thuyết
  • Ne + tvā = netvā : sau khi dắt dẫn.
  • Bodhe + tvā = bodhetvā : sau khi thức tỉnh.
  • Bhoje + tvā = bhojetvā : sau khi nuôi ăn.
  • Māre + tvā = māretvā : sau khi giết.
  • Mārāpe + tvā = mārāpetvā : sau khi sai giết.
  • Saññāpe + tvā = saññāpetvā : sau khi hiển minh).

Thứ đến, trình bày sự hình thành với tiếp vĩ ngữ ya.

Tiếp vĩ ngữ ya chỉ dùng ghép với ngữ căn động từ, chớ không dùng cho thành phần cơ bản. Song ngữ căn được dùng với tiếp vĩ ngữ ya phải là ngữ căn có tiếp đầu ngữ upasagga dẫn đầu.

2.1. Ya được trực tiếp ghép vào những ngữ căn đơn âm, đôi khi y của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi

Ví dụ:

  • Ā-dā + ya = ādāya : sau khi cầm lấy.
  • Ā-nī + ya = ānīya : sau khi dẫn dắt.
  • Pa-hā + ya = pahāya : sau khi từ bỏ.
  • Vi-ci + ya = viceyya : sau khi suy tư.
  • Vi-ni + ya = vineyya : sau khi dời đổi.

Chú ý: "i" của ngữ căn thành "e" trước tiếp vĩ ngữ.

2.2. Ya cũng được ghép vào những ngữ căn đa âm. Nhưng "ya" của tiếp vĩ ngữ có thể bị đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn, hoặc đôi khi cả hai cùng biến dạng, riêng những ngữ căn có phụ âm tận cùng là "h", thì "h" và "y" sẽ đổi vị trí cho nhau.

Ðồng hóa

Ví dụ:

  • Ā-kam + ya = akkamma : sau khi dẫm lên.
  • Ā-gam + ya = nikkhamma: sau khi ra khỏi.
  • Pa-vis + ya = pavissa : sau khi vào.
  • Vi-bhaj + ya = vibhajja : sau khi phân chia

Biến dạng

Ví dụ:

  • Ā-rabh + ya = ārabbha : sau khi khởi sự.
  • U-pad + ya = upajja : sau khi sanh khởi.
  • Upa-labh+ ya = upalabbha: sau khi thâu được.
  • Ni-sad + ya = nisajja : sau khi ngồi.
  • Pa-mad + ya = pamajja : sau khi trì hoãn.

Ðổi vị trí

Ví dụ:

  • Ā-ruh + ya = āruyha : sau khi trèo lên.
  • O-ruh + ya = oruyha : sau khi tuột xuống.
  • Pa-gah + ya = paggayha : sau khi nâng lên.
  • Pa-gah + ya = paggayha: sau khi nâng lên.
  • Sam-muh + ya = sammuyha: sau khi quên.

2.3. Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ tya

Tiếp vĩ ngữ này cũng chỉ dùng cho ngữ căn động từ và cũng đòi hỏi chính những ngữ căn có tiếp đầu ngữ dẫn đầu.

Tya khi ghép vào ngữ căn, luôn luôn biến dạng là "cc", với những ngữ căn đơn âm thì tiếp vĩ ngữ sẽ trực tiếp ghép vào, và nếu là ngữ căn đa âm thì phụ âm cuối sẽ bị loại bỏ trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • An-vid + tya = anuvicca : sau khi nâng lên.
  • Ava-i + tya = avicca : sau khi hiểu.
  • Ā-ham + tya = āhacca : sau khi gá tạm, kê tạm
  • Upa-i + tya = upecca : sau khi lại gần.
  • Apa-han+ tya = upahacca: sau khi xúc phạm.
  • Ni-pat + tya = nipacca : sau khi vái chào.
  • Ni-han + tya = nihacca : sau khi hạ nhục.
  • Paṭi-i + tya = paṭicca : theo sau, bởi vì.
  • Vi-vic + tya = vivicca : sau khi tách rời.
  • Saṃ-kar + tya = sakkacca : thận trọng nghiêm chỉnh.

Một số ngữ căn tạo thành bất biến quá khứ phân từ với sự đa dạng

Ví dụ:

  • Ava-kam => okkamitvā, okkamma (vào đến).
  • Kar => karitvā, katvā (sau khi làm xong).
  • Gam => gacchitvā, gantvā (sau khi đi).
  • Gah => gaṇhitvā, gahetvā (sau khi cầm lấy).
  • Caj => cajitvā, catvā (sau khi dứt bỏ).
  • Chid => chinditvā, chetvā (sau khi cắt đứt).
  • Ñā => jānitvā, ñatvā (sau khi hiểu biết).
  • Ṇhā => nahāyitvā, nahatvā (sau khi tắm).
  • Ni-kam => nikkhamitvā, nikkhamma (đã ra khỏi)
  • Ni-sad => nisīditvā, nisajja (sau khi ngồi).
  • Nī => nītvā, netvā, nayitvā (sau khi dắt dẫn)
  • Pa-vis => pavisitvā, pavissa (sau khi vào).
  • Dis => passitvā, disvā (sau khi thấy).
  • Pa-ap => papuṇitvā, patvā (sau khi đắc được).
  • Pā => pivitvā, pātvā (sau khi uống).
  • Bhid => bhinditvā, bhetvā (sau khi bể vỡ).
  • Bhuj => bhuñjitvā, bhutvā (sau khi ăn).
  • Labh => labhitvā, laddhā (sau khi nhận được).
  • Sī => sayitvā, setvā (sau khi ngủ).
  • Han => hanitvā, hatvā (sau khi giết hại).

# Về ý nghĩa và cách dùng

Giống nội dung đã được đề cập trong chủ đề Bất biến từ, phần nói về các phân từ (nipāta), mục bất biến quá khứ phân từ.

# Khả năng phân từ

Khả năng phân từ hay phân từ khả năng cách là những tiếng diễn đạt ý nghĩa thụ động trong tư thế chủ định hoặc nhìn nhận, công nhận.

Ví dụ:

  • Na kenaci bālo sevitabbo paṇḍito pana sevi-tabbo. (Kẻ ngu không đáng thân cận, mà người trí thì đáng được thân cận).
  • Etaṃ kiccaṃ te kattabbaṃ . (Việc đó nên được ngươi làm).

Khả năng phân từ trong tiếng Pāli là thành phần sơ chuyển hóa ngữ được hình thành từ những ngữ căn động từ hay các thành phần cơ bản động từ kết hợp với những dạng tiếp vĩ ngữ kiccatabbaanīya.

# Cách thức hình thành

1. Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "tabba"

Tiếp vĩ ngữ "tabba" có thể dùng ghép với ngữ căn động từ hay các thành phần cơ bản động từ để hình thành những khả năng phân từ.

1.1. Ðối với ngữ căn

1.1.1. Nếu là ngữ căn đơn âm, tabba có thể trực tiếp ghép hợp. Trường hợp này ngữ căn đơn âm "i" hay "ī" sẽ thành "e", và "u" hay "ū" sẽ thành "o".

Ví dụ:

  • Dā + tabba = dātabba: đáng được cho.
  • Nī + tabba = netabba: đáng được dẫn dắt.
  • Su + tabba = sotabba: đáng được nghe.

Xảy ra ngoại lệ

Yā + tabba = yāyitabba: đáng nên đi.

1.1.2. Nếu là ngữ căn đa âm, tabba cũng có thể trực tiếp ghép hợp. Trường hợp này đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị đồng hóa với tiếp vĩ ngữ, đôi khi phụ âm cuối ấy cùng với "t" của tiếp vĩ ngữ bị biến dạng; cũng có khi xảy ra ngoại lệ.

Ví dụ:

Ðồng hóa

  • Kar + tabba = kattabba : đáng được làm.
  • Gam + tabba = gantabba : đáng được đi.
  • Vad + tabba = vattabba : đáng được nói.
  • Bhuj + tabba = bhottabba : đáng được ăn.

Biến dạng

  • Dis + tabba = daṭṭhabba : đáng được thấy.
  • Phus + tabba = phoṭṭhabba : đáng bị chạm.
  • Labh + tabba = laddhabba : đáng nên được.

Ngoại lệ

  • Kar + tabba = kātabba : đáng được làm.
  • Vat + tabba = vatthabba : đáng được tiến hành.
  • Labh + tabba = laddhabba: đáng nên được.

1.2. Ðối với cơ bản động từ

Tabba có thể được ghép hợp với các thành phần cơ bản động từ. Trường hợp này nguyên âm cuối của thành phần cơ bản luôn luôn được thay thế bằng nguyên âm "i".

Ví dụ:

  • Uggaṇhā + tabba = uggaṇhitabba : đáng được học.
  • Kāraya + tabba = kārayitabba : đáng sai làm.
  • Chinda + tabba = chinditabba : đáng bị cắt.
  • Dhova + tabba = dhovitabba : đáng được giặt.
  • Nisīda + tabba = nisīditabba : đáng được ngồi.
  • Paca + tabba = pacitabba : đáng được nấu
  • Bhava + tabba = bhavitabba : đáng được là.
  • Bhuñja + tabba = bhuñjitabba : đáng được ăn.
  • Rakkha + tabba = rakkhitabba : đáng được gìn giữ.
  • Vanda + tabba = vanditabba : đáng đảnh lễ.

Riêng những thành phần cơ bản có tận cùng là "e" thì không cần thay thế bằng "i".

Ví dụ:

  • Code + tabba = codetabba : cần được kêu nài.
  • Ñāpe + tabba = ñāpetabba : cần được tuyên.
  • Vajje + tabba = vajjetabba : cần được kiêng cữ
  • Ñāpe + tabba = ñāpetabba : cần được tuyên.
  • Vatte + tabba = vattetabba : cần được duy tồn.
  • Sāre + tabba = sāretabba : cần được đòi hỏi.

2. Sự hình thành với tiếp vĩ ngữ "anīya"

Tiếp vĩ ngữ anīya có thể được ghép hợp với ngữ căn động từ hay với một số thành phần cơ bản năng truyền động thể (thể sai khiến) để hình thành những khả năng phân từ.

2.1. Ðối với ngữ căn

2.1.1. Nếu là ngữ căn đơn âm, anīya được trực tiếp ghép hợp; nhưng nếu ngữ căn đơn âm tận cùng là "u" hay "ū" sẽ được đổi thành "ava" trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Pā + anīya = pānīya (thức nên uống).
  • Bhū + anīya = bhavanīya (nên trở thành).
  • Su + anīya = savanīya (sự đáng được nghe).

2.1.2. Nếu là ngữ căn đa âm, anīya được trực tiếp ghép hợp, đôi khi xảy ra sự tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn.

Ví dụ:

  • Kar + anīya = karanīya (sự cần phải làm).
  • Gah + anīya = gahanīya (sự cần phải lấy).
  • Pac + anīya = paccanīya (cần được nấu).
  • Bhuj + anīya = bhojanīya (vật đáng được ăn).
  • Khād + anīya = khādanīya (vật đáng nhai ăn).
  • Ram + anīya = ramanīya (đáng vui thích).

2.2. Ðối với cơ bản động từ

Anīya được trực tiếp ghép vào các thành phần cơ bản thể sai khiến. Nguyên âm cuối của thành phần cơ bản sẽ bị loại bỏ trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Kārāpe + anīya = kārāpanīya (đáng sai làm).
  • Dibbāpe + anīya = dibbāpanīya (đáng cho đùa).

# Phương thức sử dụng

Các khả năng phân từ tiếng Pāli được xếp vào danh tự loại. Do đó, chúng có phương thức sử dụng theo danh từ, nghĩa là được dùng theo 3 ngữ tính liṅga, 8 ngữ cách vibhatti và 2 ngữ số vacana. (xem phần tính từ).

# Ý nghĩa sử dụng

Cũng xin nhắc lại, khả năng phân từ tiếng Pāli được dùng như tính từ của danh từ; và cũng có thể dùng như một danh từ diễn đạt để làm chủ từ hoặc túc từ.

1. Dùng như tính từ của danh từ

Ví dụ:

  • So aññaṃ kattabbaṃ adisvā sayi. (Khi không thấy việc nào khác đáng làm, nó đã ngủ).
  • Yo paṇḍito sevitabbo taṃ seveyyātha. (Người mà là bậc trí đáng thân cận, nên thân cận họ).
  • Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī' ti sik-khā karaṇīyā. (Ðiều học đáng hành là "ta sẽ thọ thực nghiêm chỉnh").

Chú ý: khả năng phân từ khi làm tính từ cho một danh từ thì phải có đồng tính, đồng cách và đồng số với danh từ ấy.

2. Dùng như một danh từ làm chủ từ hay túc từ

Ví dụ:

  • Vattabbaṃ ca vadeyyātha kattabbaṃ ca kareyyātha. (Nên nói điều đáng nói và làm điều đáng làm).
  • Karaṇīyāni tumhehi karīyantu. (Các việc đáng làm mong được các ngươi làm).

# Danh từ thụ động thể

Trong tiếng Pāli còn có một hình thức danh tự loại chuyển hóa nữa, đó là những danh động từ có khi dùng như một tính từ.

Ví dụ:

  • Gamma (điều được hiểu, sự thông thường).
  • Yogga (vật bị kết buộc, sự thích hợp, chiếc xe).
  • Vajja (điều đáng bị nói, sự lỗi lầm).

Những danh từ thụ động thể này là những thành phần thuộc sơ chuyển hóa ngữ được hình thành từ ngữ căn động từ ghép hợp với một vài tiếp vĩ ngữ kicca.

Có 4 tiếp vĩ ngữ để hình thành những danh từ thụ động thể là ṇya, ṇiya, riccatayya.

# Sự hình thành

1. Ðối với tiếp vĩ ngữ "ṇya"

Tiếp vĩ ngữ ṇya được ghép vào các ngữ căn để lập nên những danh từ thụ động thể, ("" của tiếp vĩ ngữ là dấu hiệu chỉ sự tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn; "" sẽ bị loại bỏ khi ghép hợp).

1.1. Nếu là ngữ căn đơn âm, ṇya sẽ đổi dạng cùng với đơn nguyên âm của ngữ căn thành "eyya".

Ví dụ:

  • Ci + ṇya = ceyya : vật đáng tích trữ.
  • Ji + ṇya = ceyya : sự đáng chinh phục.
  • Ñā + ṇya = ñeyya : sự đáng được biết.
  • Dā + ṇya = deyya : vật đáng cho.
  • Nī + ṇya = neyya : sự nên dắt dẫn.
  • Pā + ṇya = peyya : vật nên uống, thức lỏng.
  • Bhū + ṇya = bhavya : sự nên có (trường hợp đặc biệt).

1.2. Nếu là ngữ căn đa âm, ṇya được ghép hợp và một vài trường hợp xảy ra: khi "" bị loại bỏ, có thể "y" bị đồng hóa với phụ âm cuối của ngữ căn; hay có thể "y" cùng với phụ âm cuối của ngữ căn bị biến dạng; hoặc đối với ngữ căn có tận cùng là "h", thì "y" và "h" sẽ được thay đổi vị trí; cũng có khi xảy ra ngoại lệ. Sau đây là những ví dụ:

Bị đồng hóa

  • Dam + ṇya = damya => damma: sự thuần hóa.
  • Gam + ṇya = gamya => gamma: sự đáng hiểu.
  • Ram + ṇya = ramya => ramma: sự đáng thích.

Cùng biến dạng

  • Khād + ṇya = khādya => khajja : vật nên ăn nhai.
  • Yuj + ṇya = yojya => yogga : vật đáng buộc, xe.
  • Vad + ṇya = vadya => vajja : điều đáng nói, lỗi.
  • Vadh + ṇya = vadhya => vajjha: điều đáng giết.

Thay đổi vị trí

  • Garah + ṇya = gayha: cái nên cầm lấy.

Xảy ra ngoại lệ

  • Bhaj + ṇya = bhājya => bhāgya: vật đáng chia.
  • Vac + ṇya = vācya => vākya: điều đáng nói.
  • Lil + ṇya = lehya => leyya: vật đáng nếm.

2. Tiếp vĩ ngữ "_"

Tiếp vĩ ngữ này cũng chỉ dùng với ngữ căn và được trực tiếp ghép vào ngữ căn. ("" của tiếp vĩ ngữ cũng sẽ bị loại bỏ khi ghép hợp; "" là dấu hiệu cho biết có thể có tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn).

Ví dụ:

  • Kar + ṇiya = kātiya => vākya (sự nên làm, công việc).
  • Mar + ṇiya = māriya (vật đáng chết).
  • Har + ṇiya = hāriya (vật đáng được mang).

3. Tiếp vĩ ngữ "ricca"

Ricca chỉ dùng ghép hợp với ngữ căn "kar" (làm). Trường hợp này thành phần cuối của ngữ căn cùng với "r" của tiếp vĩ ngữ đều bị loại bỏ:

  • Kar + ricca = kicca (việc phải làm, phận sự).

Riêng về ngữ căn "kar" (làm) còn được hình thành với một dạng tiếp vĩ ngữ nữa là "ririya". Thành phần cuối của ngữ căn cùng "r" của tiếp vĩ ngữ cũng bị loại bỏ khi ghép hợp:

  • Kar + ririya = kiriya (sự hành vi, cách hành động). (Kriyā, kiriyā cũng do từ đây).

4. Tiếp vĩ ngữ "tayya"

Tayya dùng ghép hợp với một số ngữ căn. Ở đây cũng có xảy ra một vài điểm đáng chú ý.

Ví dụ:

  • Ñā + tayya = ñātayya (sự nên được biết).
  • Pad + tayya = pattayya (sự nên đạt đến).
  • Dis + tayya = daṭṭhayya (sự đáng được thấy).

# Phương thức sử dụng

Như phương thức của mọi danh từ tính từ thông thường, nghĩa là dùng theo tính, cách và số.

Những danh từ nam tính thì theo phương thức danh từ nam tính; danh từ trung tính thì theo phương thức danh từ trung tính; nếu là tính từ thì theo phương thức như các tính từ miêu tả vậy.

# Thứ chuyển hóa ngữ

Ðịnh nghĩa: Thứ chuyển hóa ngữ taddhita là phép hình thành từ ngữ danh tự loại chuyển hóa trong tiếng Pāli.

Loại chuyển hóa ngữ này không giống như loại sơ chuyển hóa ngữ kiṭaka. Loại sơ chuyển hóa ngữ, như ta đã biết, các từ ngữ được hình thành trực tiếp từ gốc ngữ căn động từ phối hợp với một số tiếp vĩ ngữ kiṭa và kicca; các phân từ cũng được hình thành từ loại đó. Về loại thứ chuyển hóa ngữ lại là những từ ngữ được hình thành từ một tiếng danh tự loại trong đó gồm danh từ, tính từ, đại danh từ và có thể là một danh từ sơ chuyển hóa ngữ.

Thứ chuyển hóa ngữ taddhita đối với phức hợp ngữ samāsa có liên hệ thế nào, và có khác nhau không?

Phức hợp ngữ samāsa là phép thu gọn hai hay nhiều từ thành một hợp từ, bằng cách xóa đi hình thức biến cách của những thành phần đầu (hoặc không xóa).

Thí dụ:

  • Dhamme niyutto = dhammaniyutto (sự hợp theo pháp); kāyena kammaṃ = kāyakammaṃ (thân nghiệp) v.v...

Về thứ chuyển hóa ngữ taddhita thì lại dùng tiếp vĩ ngữ paccaya mà ghép vào một tiếng để lập thành một từ ngữ thay thế một hợp từ; nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương.

Thí dụ:

  • Dhamma + ṇika = dhammika hợp theo pháp;
  • Kāya + ṇika = kāyika (thân nghiệp).
  • Dhammaniyutto = dhammika.
  • Kāyakammaṃ = kāyika.

Như vậy, nên hiểu rằng phức hợp ngữ samāsa là những hợp từ được tạo nên bởi hai hay nhiều thành phần danh từ đã có mà ghép hợp lại, không cần dùng đến tiếp vĩ ngữ; ngược lại, thứ chuyển hóa ngữ taddhita là tiếng được tạo nên bởi dùng tiếp vĩ ngữ thay thế tiếng khác rồi ghép hợp với từ gốc; ý nghĩa của một thứ chuyển hóa ngữ có thể tương đương với một hợp từ phức hợp ngữ.

Phân loại

Thứ chuyển hóa ngữ trong tiếng Pāli, tóm tắt theo ý nghĩa, chia thành 3 loại là:

  1. Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ Sāmañña-taddhita
  2. Tình trạng thứ chuyển hóa ngữ Bhāvatad-dhita
  3. Bất biến thứ chuyển hóa ngữ Avyayatad-dhita

Mỗi loại thứ chuyển hóa ngữ được hình thành với nhiều dạng tiếp vĩ ngữ khác nhau.

# Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ

Loại thứ nhất gồm nhiều dạng tiếp vĩ ngữ dùng lập nên những danh từ, tính từ có ý nghĩa bao quát. Do đó được gọi là tổng quát thứ chuyển hóa ngữ.

Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ gồm 4 trường hợp tiếp vĩ ngữ là:

  1. Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi apaccattha
  2. Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng anekattha
  3. Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu atthyattha
  4. Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc saṅkhyattha

# Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi

Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi apaccattha gồm có: ṇa, ṇāna, ṇāyana, ṇava, ṇeyya, ṇera. "" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị xóa bỏ khi ghép hợp; và nếu cần, dấu hiệu "" sẽ làm cho nguyên âm đầu của từ gốc được tăng cường, như "a" thành "ā"; "i" và "ī" thành "e"; "u" và "ū" thành "o". Nhưng nếu nguyên âm đầu của từ gốc đã là "ā", "e" hay đi với phụ âm kép thì không cần sự tăng cường.

1. Ṇa, ṇāna, ṇāyana được ghép sau một số danh từ riêng để chỉ dòng dõi.

Thí dụ:

  • Vasiṭṭha + ṇa = Vāsiṭṭha (thuộc dòng Vasiṭṭha).
  • Bhāradvāja + ṇa = Bhāradvāja (dòng Bhāradvāja).
  • Gotama + ṇa = Gotama (dòng Gotama).
  • Vasudeva + ṇa = Vasudeva (dòng họ Vasudeva).
  • Baladeva + ṇa = Bāladeva (dòng họ Ba-ladeva).
  • Kacca + ṇāna = Kaccāna (dòng họ Kacca).
  • Moggalla + ṇāna = Moggallāna (dòng Moggallāna).
  • Kacca + ṇāyana = Kaccāyana (dòng họ Kacca).
  • Moggalla + ṇāyana = Moggallāyana (dòng Moggalla).
  • Vaccha + ṇāyana = Vacchāyana (dòng họ Vaccha).

2. Ṇava, ṇeyya, ṇera được ghép sau một vài danh từ để chỉ về con cháu.

Thí dụ:

  • Upagu + ṇava = Opagava (con của Upagu).
  • Paṇḍu + ṇava = Paṇḍava (con của Paṇḍu).
  • Maṇu + ṇava = Māṇava (con của Maṇu, thanh niên).
  • Kattikā + ṇeyya = Kattikeyya (con của Kattikā).
  • Bhagiṇī + ṇeyya = Bhāgiṇeyya (con của chị, cháu).
  • Rohinī + ṇeyya = Rohineyya (con của Rohinī).
  • Vinatā + ṇeyya = Vanateyya (con của Vinatā).
  • Vidhavā + ṇeyya = Vedhavera (con của goá phụ).
  • Samaṇa + ṇera = Sāmaṇera (con Sa-môn, Sa-di).

# Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng

Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng anekattha gồm có ālu, ima, iya, ka, ṇa, ṇika, , maya.

1. Ālu được ghép sau một vài danh từ để chỉ sự khuynh hướng hay sự đượm nhuần, tràn trề

Thí dụ:

  • Abhijjhā + ālu = abhijjhālu (thói tham lam).
  • Dayā + ālu = dayālu (tính thương xót, lòng trắc ẩn).
  • Dhaja + ālu = dhajālu (đầy cờ phướn).

2. Imaiya được ghép sau một số danh từ để chỉ sự liên hệ, vị trí.

Thí dụ:

  • Anta + ima = antima (tận cùng, sau rốt).
  • Pacchā + ima = pacchima (tận cùng, phương Tây).
  • Putta + ima = puttima (có con trai).
  • Majjha + ima = majjhima (ở giữa, trung ương).
  • Heṭṭha + ima = heṭṭhima (phía dưới, dưới thấp).
  • Udara + iya = udariya (vật thực ở tỳ vị).
  • Jaṭā + iya = jaṭiya (người có tóc bện, vị khổ hạnh tóc bện).
  • Putta + iya = puttiya (có con trai, thuộc con trai).
  • Vagga + iya = vaggiya (thuộc phe nhóm, thuộc bọn).
  • Bodhipakkha + iya = bodhipakkhiya (thuộc đãng giác).
  • Loka + iya = lokiya (thuộc về thế gian, hiệp thế).

3. Tiếp vĩ ngữ ka

3.1. Ka được ghép sau một số từ ngữ để chỉ ý nghĩa sự nhỏ bé, hèn hạ.

Thí dụ:

  • Ghaṭa (bình) + ka = ghaṭa ka (cái bình nhỏ).
  • Pīṭha (ghế) + ka = pīṭhaka (cái ghế nhỏ).
  • Putta (con trai) + ka = puttaka (con trai nhỏ).
  • Ludda (thợ săn) + ka = luddaka (thợ săn dã man).
  • Paṇḍita (hiền trí) + ka = paṇḍitaka (triết lý rởm, kẻ khoe chữ).
  • Paṇṇa (lá cây) + ka = paṇṇaka (lá cây).
  • Kumāra (cậu bé) + ka = kumāraka (cậu bé).

3.2. Ghép ka vào vẫn không thêm nghĩa.

Thí dụ:

  • Mudu (mềm mại) + ka = muduka (mềm mại).
  • Māṇava (thanh niên) + ka = māṇavaka (thanh niên).

3.3. Ka còn được ghép vào các tính từ địa danh để chỉ ý nghĩa nơi sanh hay nơi sống.

Thí dụ:

  • Kusiṇāra + ka = Kosiṇāraka (sanh, sống tại Kusinārā).
  • Rājagaha + ka = Rājagahaka (sanh, sống tại Rājagaha).

3.4. Tình trạng phức hợp ngữ loại bahubbīhi, có những hình thức mang thành phần cuối là nữ tính kết thúc bằng "i", "ī", "u" hay "ū" như bahunadī, bahuvadhū v.v... sẽ được tiếp vĩ ngữ "ka" ghép sau cuối.

Thí dụ:

  • Bahunadī + ka = bahunadika (nơi có nhiều sông).
  • Bahuvadhū + ka = bahuvadhuka (đa thê).

3.5. Những từ ngữ hình thành với "ālu" như abhijjhālu, dayālu v.v... được tiếp vĩ ngữ "ka" ghép vào để hình thành trong ý nghĩa tính từ.

Thí dụ:

  • Abhijjhā + ka = abhijjhāluka (sự tham lam).
  • Dayālu + ka = dayāluka (sự thương xót)...

4. Ṇa được ghép sau một số danh từ để chỉ những ý nghĩa như sự xuất xứ, sự biết đến, sự thuộc về, sự nhuộm màu, thịt của vật ... "" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên đầu của từ gốc.

4.1. Nơi chốn người nào đang sống hay được sinh ra

Thí dụ:

  • Nagara + ṇa = nāgara (người phố thị, thị dân).
  • Ura + ṇa = orasa (vật tự tạo, sự chính thống).
  • Mana + ṇa = mānasa (một ý tưởng, sự khởi tâm).
  • Sara + ṇa = sārasa (vật sinh trong hồ, hoa sen).

Chú ý: Trong 3 thí dụ sau có xen "s", vì từ gốc là những danh từ thuộc nhóm "mana".

4.2. Nghĩa biết đến

  • Abhijjhā + ka = abhijjhāluka (sự tham lam).
  • Vyākaraṇa + ṇa = veyyākaraṇa (nhà văn phạm).(vyā trong thí dụ, biến thành "veyyā").

4.3. Nghĩa thuộc về

  • Purisa + ṇa = porisa (thuộc về con người).
  • Magadha + ṇa = Māgadha (thuộc xứ Magadha).
  • Kusināra + ṇa = Kosināra (thuộc thành Kusināra).
  • Rājagaha + ṇa = Rājagaha (thuộc thành Rājagaha).
  • Sugata + ṇa = sogata (thuộc về đức Phật).

4.4. Nghĩa nhuộm màu

  • Kasāva + ṇa = kāsāva (vải nhuộm nước chát, y cà-sa).
  • Nīla + ṇa = nīla (nhuộm màu xanh, có màu xanh).
  • Halidda + ṇa = hālidda (nhuộm màu nghệ).

4.5. Nghĩa thịt của vật

  • Mahisa + ṇa = māhisa (thịt trâu).
  • Sakuṇa + ṇa = sākuṇa (thịt chim).
  • Sukara + ṇa = sūkara (thịt heo).

5. Ṇika được ghép sau một số danh từ để chỉ ý nghĩa như là sự trộn lẫn, bận rộn, phương tiện sống, phương tiện đi, liên hệ đến, chơi nhạc khí, buôn bán, mang vác, sống ở, học hỏi, được thi hành v.v... tùy theo nghĩa mới. "" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc.

5.1. Nghĩa trộn lẫn

  • Ghaṭa + ṇika = ghātika (có trộn bơ).
  • Loṇa + ṇika = loṇika (có trộn muối).

5.2. Nghĩa bận rộn công việc

  • Nāvā + ṇika = nāvika (người làm việc trên tàu, thủy thủ).
  • Sakaṭa + ṇika = sākaṭika (người làm trong xe, tài xế, phụ xế).

5.3. Phương tiện sống

  • Nāvā + ṇika = nāvika (người làm việc trên tàu: thủy thủ).
  • Balisa + ṇika = bālisika (người sống nhờ lưỡi câu: ngư ông).
  • Vetana + ṇika = vetanika (người sống nhờ tiền thuê: công nhân).

5.4. Nghĩa phương tiện đi

  • Pada + ṇika = pādika (người đi bộ, bộ hành).
  • Ratha + ṇika = rāthika (người đi xe).

5.5. Nghĩa liên hệ đến hay sở hữu

  • Raṭṭha + ṇika = raṭṭhika (thuộc về xứ sở).
  • Loka + ṇika = lokika (thuộc về thế gian).
  • Saṅgha + ṇika = saṅghika (thuộc của Tăng).
  • Samudda + ṇika = sāmuddika (thuộc về biển).
  • Sārīra + ṇika = sārīrika (thuộc về thân).

5.6. Nghĩa chơi nhạc khí

  • Vaṃsa + ṇika = vaṃsika (người thổi sáo).
  • Viṇā + ṇika = veṇika (người gảy đàn).

5.7. Nghĩa buôn bán

  • Taṇḍula + ṇika = taṇḍulika (người buôn bán gạo).
  • Tela + ṇika = telika (người bán dầu).
  • Sūkara + ṇika = sukarika (người bán heo).

5.8. Nghĩa mang vác

  • Khandha + ṇika = khadhika (người mang trên vai, người gánh).
  • Sīsa + ṇika = sīsika (người đội đầu).

5.9. Nghĩa sanh sống ở

  • Magadha + ṇika = Māgadhika (người sanh ở Magadha).
  • Arañña + ṇika = āraññika (người sống ở rừng).
  • Apāya + ṇika = āpāyika (sinh ở khổ thú).

5.10. Nghĩa học hỏi

  • Takka + ṇika = takkika (người học lý luận).
  • Vinaya + ṇika = venayika (người học luật).
  • Suttanta + ṇika = suttantika (người học kinh).

5.11. Nghĩa được thi hành

  • Kāya + ṇika = kāyika (do thân tạo ra).
  • Mana + ṇika = mānasika (do ý tạo).
  • Vaca + ṇika = vācasika (do khẩu tạo).

Chú ý: Hai thí dụ sau, vì từ gốc thuộc nhóm "mana", nên khi ghép hợp với tiếp vĩ ngữ có xen phụ âm "s" vào).

5.12. Nghĩa dính dấp

  • Dvāra + ṇika = dovārika (người giữ cửa).
  • Bhaṇḍāgāra + ṇika = bhaṇḍāgārika (người giữ kho).

6. Ta được ghép sau một vài danh từ để chỉ một tổng hợp. Những danh từ chuyển hóa ngữ hình thức này luôn luôn là nữ tính itthiliṅga, và nên hiểu rằng mặc dầu ý nghĩa là một tổng hợp, nhưng những danh từ tổng hợp này vẫn được sử dụng chia theo số ít hoặc số nhiều.

Thí dụ:

  • Gāma + tā = gāmatā (vùng làng mạc).
  • Jana + tā = janatā (quần chúng, dân chúng).
  • Deva + tā = devatā (chư thiên, thiên chúng).

7. Maya được ghép sau một số danh từ để hình thành những tính từ chỉ nghĩa "làm bằng", "phát sanh do".

Thí dụ:

  • Dāru + maya = dārumaya (làm bằng gỗ).
  • Mattika + maya = mattikamaya (làm bằng đất sét).
  • Mama + maya = manomaya (do ý tạo, bằng ý).
  • Rajata + maya = rajatamaya (bằng bạc).
  • Suvaṇṇa +maya = suvaṇṇamaya (làm bằng vàng).

Chú ý: "Mana" và những danh từ đi cùng, khi ở trong một hợp từ, tức là ghép với chữ khác, thì tận cùng của chúng mang dạng là "o" nếu từ đứng sau có dẫn đầu là phụ âm.

# Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu

Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu atthyattha gồm có: ava, ala, ika, ila, ī, , ssī, vantu, a, mantu, tana, tara, tama.

1. Ava, ala, ika, ila, ī, , ssī, được ghép vào các danh từ khác nhau để chỉ sự sở hữu hay phú bẩm.

Thí dụ:

ava

  • Kesa + ava = kesava (có nhiều tóc).

ala

  • Vācā + ala = vācala (lắm lời, có nhiều lời).

ika

  • Gaṇa + ika = gaṇika (có đồ chúng).
  • Daṇḍa + ika = daṇḍika (có gậy).
  • Chatta + ika = chattika (có cầm dù lọng).
  • Mālā + ika = mālika (có tràng hoa).
  • Jaṭā + ila = jaṭila (có tóc bện, vị khổ hạnh).
  • Tuṇḍu + ila = tuṇḍika (có mỏ hay mõm).
  • Pheṇa + ila = pheṇila (sủi bọt, xà phòng).

ī

  • Kuṭṭha + ī = kuṭṭhī (người có bệnh cùi).
  • Danta + ī = dantī (vật có ngà, con voi).
  • Bhoga + ī = bhogī (kẻ giàu có, con rắn).
  • Manta + ī = mantī (có khiếu chính trị, vị bộ trưởng).
  • Mālā + ī = mālī (có vòng hoa, người có vòng hoa).
  • Vamma + ī = vammī (có khí giới, chiến sĩ).

i

  • Māyā + ika = mālika (có tài ảo thuật múa rối, nhà ảo thuật).
  • Medhā + vī = mdhāvī (có tri thức, bậc minh triết).

ssī

  • Tapa + ssī = tapassī (có hạnh thiêu đốt, vị khổ hạnh).
  • Teja + ssī = tejassī (có quyền lực, có sự chói sáng).
  • Yasa + ssī = yasassī (có danh tiếng, danh sĩ)

Những danh từ có tiếp vĩ ngữ "ī", "" và "ssī" sẽ mang hình thức nữ tính bằng cách thêm vào một tiếp vĩ ngữ là "inī".

Thí dụ:

  • Tapassinī (vị nữ khổ hạnh)
  • mantinī (nữ bộ trưởng)
  • malinī (người nữ có tràng hoa)
  • medhavinī (vị nữ minh triết)

2. Vantumantu được ghép vào một số danh từ để lập nên những sở hữu tính từ, ("vantu" chỉ ghép sau những danh từ tận cùng bằng "a" hay "ā"; "mantu" chỉ ghép sau những danh từ tận cùng bằng "i", "ī", "u", "ū").

Thí dụ:

  • Guṇa + vantu = guṇavantu (có ân đức, người hữu ân).
  • Dhana + vantu = dhanavantu (có tài sản, người giàu có).
  • Paññā + vantu = paññavantu (có trí tuệ, bậc hữu trí).
  • Bhaga + vantu = bhagavantu (có sự may mắn, Ðức Thế Tôn).
  • Buddhi + mantu = buddhimantu (có sự giác ngộ, bậc Giác Giả).
  • Sirī+ mantu = sirīmantu (có sự vẻ vang, người vinh hiển).
  • Bhānu + mantu = bhānumantu (có ánh sáng, mặt trời).
  • Bandhu + mantu = bandhumantu (có bà con, người có đông quyến thuộc).
  • Āyu + mantu = āyasmantu (có tuổi, bậc trưởng thượng). (Hình thức āyasmantu là trường hợp ngoại lệ "āyu + mantu = āyusmantu" rồi mới thành āyasmantu).

Nói rằng đây là những hình thức tính từ; thật ra chúng cũng có thể là danh từ, khi chúng đứng độc lập và thay thế danh từ diễn đạt.

Mặt khác để lập nên hình thức nữ tính của những tính từ dạng tiếp vĩ ngữ "vantu" và "mantu" này, người ta thêm "ī" vào tận cùng của chúng.

Thí dụ:

  • Guṇavantu + ī = guṇavantī (người nữ ân đức).
  • Dhanavantu + ī = dhanavantī (nữ phú gia).
  • Satimantu + ī = satimantī (nữ niệm giả).

Ðôi khi không những "u" mà cả "n" của "vantu", và "mantu" cũng bị bỏ.

  • Guṇavantu + ī = guṇavatī (nữ ân đức).
  • Dhanavantu + ī = dhanavatī (nữ phú gia).
  • Buddhimantu + ī = buddhimatī (nữ giác giả).

Xem thêm những hình thức tính từ dạng "vantu", "mantu" cùng phương thức dùng của chúng ở chủ đề tính từ.

3. "a" được ghép sau một vài danh từ để chỉ nghĩa tính chất hay bản năng.

Thí dụ:

  • Pañña + a = pañña (có trí tuệ).
  • Pāpa + a = pāpa (có tội lỗi).
  • Saddhā + a = saddha (có đức tin, tín đồ)...

4. Tana được ghép vào một vài bất biến từ để hình thành những tính từ chỉ thời gian.

Thí dụ:

  • Ajja + tana = ajjatana (thuộc về hôm nay).
  • Sve + tana = svātana (thuộc về ngày mai). ("sve" đổi thành "svā")
  • Hīyo + tana = hīyattana (thuộc hôm qua). (và "hiyo" đổi thành "hīyat" trước tiếp vĩ ngữ "tana")
  • Purā + tana = purātana (thuộc ngày trước).
  • Sanaṃ + tana = sanantana (xưa cũ, cổ thời).

5. Tara được ghép sau những tính từ để hình thành những tính từ so sánh hơn, "tama" thì để lập nên những tính từ so sánh tột.

Thí dụ:

Pāpa (tội lỗi)

  • => Pāpatara (tội lỗi hơn).
  • => Pāpatama (rất tội lỗi, tội lỗi quá).

Sundara (tốt)

  • => Sundaratara (tốt hơn).
  • => Sundaratama (quá tốt, rất tốt).

Kāḷa (màu đen)

  • => Kāḷatara (đen hơn).
  • => Kāḷatama (đen quá, rất đen).

# Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc

Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc saṅkhyattha gồm có ma, ttha, tiya, ṭṭha, ṇa, ka, ī.

1. Ma được ghép sau phần lớn số đếm để hình thành những tính từ số thứ tự.

Thí dụ:

  • Pañca + ma = pañcama (thứ năm).
  • Satta + ma = sattama (thứ bảy).
  • Aṭṭha + ma = aṭṭhama (thứ tám).
  • Nava + ma = navama (thứ chín).
  • Dasa + ma = dasama (thứ mười).
  • Vīsati + ma = vīsatima (thứ hai mươi).
  • Tiṃsati + ma = tiṃsatima (thứ ba mươi).
  • Sata + ma = satama (thứ 100).

Chú ý: Những tính từ số thứ tự này sẽ mang hình thức nữ tính bằng cách đổi dạng tận cùng là "ā". Như pañcamā, sattamā v.v...

2. Ttha chỉ được ghép vào "catu" (số 4) để hình thành số thứ tự:

Catu + ttha = catuttha (thứ tư). (Ở hình thức nữ tính sẽ là catutthā).

3. Tiya được ghép sau hai số đếm "dvi" (số 2) và "ti" (số 3) để hình thành tính từ số thứ tự. Trường hợp này "dvi" đổi thành "du", và "ti" đổi thành "ta".

Thí dụ:

  • Dvi + tiya = dutiya (thứ hai).
  • Ti + tiya = tatiya (thứ ba).

Chú ý: Ở hình thức nữ tính sẽ là dutiyā, tatuyā.

4. Ṭṭha chỉ được ghép sau số đếm "cha" (số 6) để hình thành số thứ tự:

  • Cha + ṭṭha = chaṭṭha (thứ sáu). (Ở hình thức nữ tính sẽ là chaṭṭhā).

5. Ṇa đôi khi được ghép với một vài số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp.

Thí dụ:

  • Dvi + ṇa = dvaya (một đôi)
  • Ti + ṇa = taya (bộ ba)

Chú ý: Ở đây "i" tăng cường thành "e" và "e" biến thành "aya"; "" của tiếp vĩ ngữ sẽ bị bỏ.

6. Ka cũng được ghép sau những số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp chỉ số lượng.

Thí dụ:

  • Eka + ka = ekaka (độc nhất, đơn độc).
  • Dvi + ka = dvika, duka (một đôi, bộ hai).
  • Ti + ka = tika (bộ ba).
  • Catu + ka = catuka (bộ bốn).
  • Pañca + ka = pañcaka (ngũ bộ, bộ năm).
  • Dasa + ka = dasaka (bộ mười).
  • Sata + ka = sataka (nhóm trăm).

7. Ī được ghép vào những số đếm để hình thành ngày âm lịch.

Thí dụ:

  • Ekādasa + ī = ekādasī (ngày11).
  • Dvādasa + ī = dvādasī (ngày12).
  • Terasa + ī = terasī (ngày13).
  • Cātuddasa + ī = cātuddasī (ngày14).
  • Pañcadasa + ī = pañcadasī (ngày15).
  • Paṇṇarasa + ī = paṇṇarasī (ngày rằm, 15).
  • Soḷasa + ī = soḷasī (ngày 16).

Ī còn được ghép vào tận cùng của những số thứ tự để hình thành những tính từ nữ tính chỉ thứ bậc.

Thí dụ:

  • Catuttha + ī = catutthī (cách thứ tư).
  • Pañcama + ī = pañcamī (cách thứ năm).
  • Chaṭṭtha + ī = chaṭṭhī (cách thứ sáu).
  • Sattama + ī = sattamī (cách thứ bảy).
  • Aṭṭhama + ī = aṭṭhamī (cách thứ tám).
  • Navama + ī = navamī (cách thứ chín).
  • Dasama + ī = dasamī (cách thứ mười).

Ngoài ra, tiếp vĩ ngữ "ī" còn được ghép sau một số từ ngữ để chỉ hình thức nữ tính,

Thí dụ:

  • Gotamī + ī = Gotamī (người nữ dòng Gotama).
  • Māṇava + ī = māṇavī (thanh nữ).
  • Nāvikā + ī = nāvikī (nữ thủy thủ).
  • Bhāgineyya + ī = bhāgineyyī (cháu gái, con chị).
  • Sāmaṇera + ī = sāmaṇerī (vị Sa-di ni).

# Tính trạng thứ chuyển hóa ngữ

Loại thứ hai này chỉ có một trường hợp tiếp vĩ ngữ. Gồm có 6 dạng tiếp vĩ ngữ là , tta, ttana, ṇa, ṇya, ṇeyya.

Những tiếp vĩ ngữ này được ghép sau một số danh từ hay tính từ để chỉ trạng thái hay bản chất hoặc tính cách sự vật.

Sau đây là những thí dụ về loại thứ chuyển hóa ngữ:

# 1. Tiếp vĩ ngữ ""

  • Lahu + tā = lahutā (cách nhẹ nhàng).
  • Sūra + tā = sūratā (tính chất anh hùng).
  • Seṭṭha + tā = seṭṭhatā (sự ưu việt).
  • Hīna + tā = hīnatā (sự tầm thường).

# 2. Tiếp vĩ ngữ "tta"

  • Bahussuta + tta = bahussutatta (sự đa văn).
  • Manussa + tta = manussatta (nhân tính).
  • Yācaka + tta = yācakatta (tình trạng ăn xin).

# 3. Tiếp vĩ ngữ "ttana"

  • Jāyā + ttana = jāyattana (thái độ người vợ).
  • Puthujjana + ttana = puthujjanattana (tính phàm phu).

# 4. Tiếp vĩ ngữ "ṇa"

  • Paṭu + ṇa = pātava (sự thiện xảo).
  • Garu + ṇa = gārava (sự nghiêm trọng, tôn kính).

# 5. Tiếp vĩ ngữ "ṇya"

  • Aroga + ṇya = ārogya (tình trạng vô bệnh).
  • Dubbala + ṇya = dubbalya (sự yếu đuối).

Chú ý: "" của tiếp vĩ ngữ ṇa và ṇya sẽ bị loại bỏ và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc.

Mặt khác, đối với tiếp vĩ ngữ "ṇya", khi "" bị bỏ thì trong vài trường hợp "y" bị đồng hóa với phụ âm cuối của từ gốc; hoặc đôi khi "y" sẽ cùng với phụ âm cuối của từ gốc bị biến dạng.

Thí dụ:

Trường hợp đồng hóa

  • Kusala + ṇya = kosalya => kosalla (sự khôn khéo).
  • Vipula + ṇya = vepulya => vepulla (sự rộng lớn).
  • Bhisaja + ṇya = bhesajya => bhesajja (chữa bệnh).
  • Rāja + ṇya = rājya => rajja (vương quốc, quốc độ).
  • Sumana + ṇya = somanasya => somanassa (sự vui vẻ, thỏa lòng, hỷ).

Trường hợp biến dạng

  • Adhipati + ṇya = ādhipatya => ādhipacca (sự cai trị, chủ tể).
  • Paṇḍita + ṇya = paṇḍitya => paṇḍica (sự thông thái, minh mẫn).
  • Bahusuta + ṇya = bāhusutya => bāhusacca (sự đa văn, nghe nhiều). Chữ "u" trong suta được đổi thành "a".
  • Suhada + ṇya = sohadya => sohajja (sự thân mật).
  • Gilāna + ṇya = geḷāṇya => gelañña (sự bệnh hoạn).
  • Nipuṇa + ṇya = nepunya => nepuñña (sự kinh nghiệm)...

# 6. Tiếp vĩ ngữ "ịeyya"

  • Adhipati + ṇeyya = ādhipateyya (sự làm chủ).
  • Patha + ṇeyya = pātheyya (lương thực đi đường).
  • Saṭha + ṇeyya = sātheyya (sự gian lận).

Chú ý: "" của tiếp vĩ ngữ ṇeyya cũng bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc.

Một số chú ý khác

Những chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ tā là hình thức nữ tính; các chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ tta, ttana, ṇya, ṇeyya là hình thức trung tính; những chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ ṇa là hình thức nam tính.

Ðôi khi một chữ được hình thành với 3 dạng tiếp vĩ ngữ tùy theo tính, nhưng ý nghĩa không thay đổi.

Thí dụ:

  • Paṭu (khéo léo), garu (nặng nề).
  • Pāṭava, gārava (nam tính).
  • Pāṭutā garutā (nữ tính).
  • Patutta, garuttava (trung tính).

# Bất biến thứ chuyển hóa ngữ

Loại chuyển hóa ngữ thứ ba này gồm có những tiếp vĩ ngữ để lập nên các bất biến từ như trạng từ v.v...

Các từ ngữ chuyển hóa thuộc hình thức này không có biến cách văn phạm nên được gọi là bất biến thứ chuyển hóa ngữ. Dạng tiếp vĩ ngữ của loại này gồm có kkhattuṃ, to, so, thaṃ, thā, dhā, tha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ, jja, jju, , dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi.

Ngoại trừ kkhattuṃ, to, so; còn lại thì mỗi dạng tiếp vĩ ngữ chỉ dùng ghép với một số từ ngữ giới hạn, chứ không ghép được với tất cả. Mặt khác, các đại danh từ như "ima", "ka" khi có tiếp vĩ ngữ ghép hợp thì thường biến dạng khác.

Sau đây là những thí dụ về các hình thức thứ chuyển hóa ngữ loại này:

# 1. Kkhattuṃ

Kkhattuṃ được ghép sau những số lượng tính từ để hình thành những trạng từ cấp số nhân.

Thí dụ:

  • Eka + kkhattuṃ = ekakkhattuṃ (một lần).
  • Dvi + kkhattuṃ = dvikkhattuṃ (hai lần).
  • Ti + kkhattuṃ = tikkhattuṃ (ba lần).
  • Dvi + ti + kkhattuṃ = dvittikkhattuṃ (đôi ba lần).
  • Catu + kkhattuṃ = catukkhattuṃ (bốn lần).
  • Pañca + kkhattuṃ = pañcakkhattuṃ (năm lần).
  • Cha + kkhattuṃ = cakkhattuṃ (sáu lần).
  • Dasa + kkhattuṃ = dasakkhattuṃ (mười lần).
  • Sata + kkhattuṃ = satakkhattuṃ (100 lần).
  • Sahassa + kkhattuṃ = sahassakkhattuṃ (1000 lần).
  • Bahu + kkhattuṃ = Bahukkhattuṃ (nhiều lần).

# 2. To

To được ghép vào các danh từ, tính từ và đại danh từ để hình thành những bất biến từ có ý nghĩa tương đương sở dụng cách tatiyavibhatti hay xuất xứ cách pañcamīvibhatti của danh từ.

Thí dụ:

Ghép với danh từ

  • Gāma + to = gāmato (từ khu làng, phía làng).
  • Pitu + to = pitito (bên cha).
  • Mātu + to = mātito (bên mẹ).
  • Vitthāra + to = vitthārato (theo cách rộng rãi).
  • Visesa + tu = visesato (một cách rõ rệt, đặc biệt).
  • Saṅkhepa + to = saṅkhepato (theo cách tóm tắt).

Ghép với tính từ

  • Adhara + to = addharato (từ phía tối)
  • Eka + to = ekato (đồng nhau, cùng chung, một phía)
  • Uttara + to = uttarato (phía trên, trước).
  • Dakkhiṇa + to = dakkhiṇato (phía nam, phía hữu).
  • Vāma + to = vāmato (phía trái, bề trái).

Ghép với đại danh từ

  • Aññatara + to = aññatarato (từ cái đó).
  • Añña + to = aññato (từ cái khác).
  • Attha + to = atthato (có nghĩa là, bằng sự là).
  • Apara + to = aparato (phía bên kia).
  • Amu + to = amuto (phía đằng này).
  • Itara + to = itarato (từ cái khác nữa).
  • Ima + to = ito (từ đây, phía này).
  • Ubha + to = ubhato (theo cả hai).
  • Eta + to = eto, ato (từ đó, phía nọ).
  • Katara + to = katarato (từ cái nào đây).
  • Kato + to = kuto (từ đâu).
  • Ta + to = tato (từ đấy, từ đó, do đó).
  • Paccha + to = pacchato (phía sau).
  • Para + to = parato (đằng khác).
  • Pura + to = purato (phía trước).
  • Ya + to = yato (từ chỗ nào, bởi đâu, từ khi).
  • Sabba + to = sabbato (từ tất cả, hết thảy).

# 3. So

So được ghép sau một số từ để hình thành những trạng từ có nghĩa phân phối.

Thí dụ:

  • Ṭhāna + so = thānaso (tùy mỗi nơi, tùy địa vị).
  • Pañca + so = pañcaso (từng năm cái một).
  • Pada + so = padaso (từng câu một).
  • Bahu + so = bahuso (hầu hết, đa số).
  • Yoni + so = yoniso (theo cách khéo léo).
  • Sabba + so = sabbaso (theo mọi cách).

# 4. Thaṃ, thā

Thaṃ, thā được ghép sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ ý định.

Thí dụ:

  • Ima + thaṃ = itthaṃ (thế này).
  • Ka + thaṃ = kathaṃ (thế nào, làm sao?).
  • Añña + thā = aññathā (bằng cách khác).
  • Ubhaya + thā = ubhayathā (bằng cả hai).
  • Ta + thā = tathā (như thế ấy).
  • Ya + thā = yathā (như thế nào, theo như).
  • Sabba + thā = Sabbathā (bằng mọi cách).

# 5. Dhā

Dhā được ghép sau một số tính từ để hình thành những trạng từ chỉ cách thức, mức độ.

Thí dụ:

  • Kati + dhā = katidhā (bằng bao nhiêu cách).
  • Dasa + dhā = dasadhā (theo mười cách).
  • Pañca + dhā = pañcadhā (theo năm cách).
  • Bahu + dhā = bahudhā (theo nhiều cách).
  • Sata + dhā = satadhā (theo 100 kiểu cách).

# 6. Ttha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ

Ttha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ được ghép sau một số ít đại danh từ đặc biệt để lập nên những trạng từ chỉ nơi chốn.

Thí dụ:

  • Añña + ttha = aññattha (ở nơi khác, chỗ khác)
  • Añña + tra = aññatra (ở nơi khác, chỗ khác )
  • Ima + ttha = ettha (ở đây, chỗ này).
  • Ima + tra = atra (ở đây, chỗ này).
  • Ta + ttha = tattha (ở đấy, tại đấy).
  • Ta + tra = tatra (ở đấy, tại đấy).
  • Ya + ttha = yattha (ở nơi nào, bất cứ đâu).
  • Ya + tra = yatra (ở nơi nào, bất cứ đâu).
  • Sabba + tha = sabbattha (khắp chỗ mọi nơi).
  • Sabba + tra = sabbatra (khắp chỗ mọi nơi)
  • Sabba + dhi = sabbadhi (khắp chỗ mọi nơi)
  • Ima + dha = idha ( ở đây, ở đời này).
  • Ima + ha = iha (ở đây, ở đời này).
  • Ka + va = kva (ở đâu?).
  • Ka + haṃ = kahaṃ (ở đâu?).
  • Ka + hiṃ = kuhiṃ (ở đâu?).
  • Ka + hiñcanaṃ = kuhiñcanaṃ (ở đâu?).
  • Ka + ttha = kattha (ở đâu?).
  • Ka + tra = kutra (ở đâu?).

# 7. Jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi

Jja, jju, , dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi được ghép sau một vài đại danh từ để lập nên những trạng từ chỉ thời gian.

Thí dụ:

  • Ima + jja = ajja (hôm nay).
  • Para + jju = parajju (trong ngày khác).
  • Apara+ jju = aparajju (hôm sau nữa).
  • Eka + dā = ekadā (một thuở, một lần nọ).
  • Ka + dā = kadā (khi nào), kadàci (đôi khi, một lúc nào).
  • Ta + dā = tadā (khi ấy, lúc bấy giờ).
  • Ya + dā = yadā (khi nào, lúc mà).
  • Sabba + dā = sabbadā (luôn luôn).
  • Ima + dāni = idāni (nay, bây giờ, hiện tại).
  • Ka + dācanaṃ = kudācanaṃ (đôi khi).
  • Na + kudācanaṃ (không khi nào).
  • Ima + dhunā = adhunā (mới đây, vừa rồi).
  • Eta + rani = etarani (hiện thời, hiện nay)