# Ngữ cách của danh từ

Trong tiếng Pāli có 8 ngữ cách vibhatti. Tiếng danh từ, hay tính từ hoặc đại danh từ sẽ tùy theo vai trò trong câu mà biến hóa theo ngữ cách.

8 ngữ cách trong tiếng Pāli là:

  • Chủ cách paṭhamavibhatti
  • Ðối cách dutiyavibhatti
  • Công cụ cách tatiyavibhatti
  • Chỉ định cách catutthavivhatti
  • Xuất xứ cách pañcamavibhatti
  • Sở hữu cách chaṭṭhavibhatti
  • Vị trí cách sattamavibhatti
  • Hô cách ālapanavibhatti

Mỗi ngữ cách có ý nghĩa sử dụng khác nhau và mang vai trò cú pháp đặc biệt.

# Chủ cách

Chủ cách paṭhamavibhatti trong tiếng Pāli được dùng ở những trường hợp sau:

1. Khi một từ ngữ đứng làm chủ từ trong câu.

Ví dụ:

  • Dāso rukkhaṃ chindati. (Người nô lệ đốn cây). ("dāso" là chủ từ đơn giản)
  • Seṭṭhī vaddhakiṃ gehaṃ kārāpesi. (Ông trưởng giả sai thợ mộc làm ngôi nhà). ("seṭṭhī" là chủ từ sai bảo)
  • Rukkho patati. (Cây ngã). ("rukkho" là chủ từ tự qui)

2. Những từ ngữ làm bổ túc từ cho những động từ có ý nghĩa: là, có, trở thành ... cũng dùng theo chủ cách.

Ví dụ:

  • Tvaṃ manusso'si. (Anh là con người).
  • Mānavo seṭṭhīputto hoti. (Có chàng thanh niên con trai trưởng giả).
  • So yācako bhavati. (Nó thành kẻ ăn xin).
  • Rājabhavane maniratanaṃ atthi. (Có báu ngọc trong hoàng cung).

3. Những tiếng cùng vai trò với chủ từ trong một câu, cũng dùng theo chủ cách.

Ví dụ:

  • Buddho Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Ðức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ trú ngụ tại Sāvatthì).
  • Rājā Māgadho seniyo Bimbisāro bhagavan-taṃ dassanāya gacchati. (Ðức vua Bimbisāra, vị lãnh tụ quân, người xứ Māgadha, đi đến yết kiến Ðức Thế Tôn).

4. Tiếng dùng trong ý nghĩa từ nguyên cũng được đặt ở chủ cách.

Ví dụ:

  • Ānando (Ngài Ānanda)
  • Sārīputtatthero (đức Trưởng lão Sāriputta).
  • Ārāmo (một ngôi chùa hay khu huê viên)

# Ðối cách

Ðối cách dutiyavibhatti trong tiếng Pāli được dùng ở những trường hợp sau:

1. Khi một từ ngữ đứng làm túc từ hay đối từ trong câu.

Ví dụ:

  • Byaggho migaṃ māreti. (Con hổ giết con nai).
  • Cakkhunā rūpāni passati. (Người có mắt thấy các hình sắc).
  • Gāmaṃ gato puriso mārīyi. (Người đàn ông đến làng, đã bị giết).
  • Kaññā odanaṃ pacitvā bhuñjati. (Cô gái nấu cơm và ăn).

2. Túc từ ở đối cách, những từ ngữ cùng vai trò với túc từ cũng dùng theo đối cách.

Ví dụ:

  • Ahaṃ seṭṭhiputtaṃ naṃ paharāmi. (Tôi đánh nó, đứa con trai ông trưởng giả).
  • So mahantañca dassanīyañca gehaṃ gami. (Hắn đã đến ngôi nhà rộng lớn và xinh đẹp).

3. Về ý nghĩa thời gian và không gian cũng có khi dùng ở đối cách.

Ví dụ:

  • Bhagavā Bodhirukkhamūle sattāhaṃ ekapallaṅkena nisīdi. (Ðức Thế Tôn đã ngồi thế kiết già hết bảy ngày tại gốc cây Bồ Ðề).
  • Vīsaṃyojanasataṃ maggaṃ gantvā piṇḍāya pāvisi. (Sau khi đi con đường dài 2000 do tuần, vị ấy đã vào khất thực).

4. Một số trạng từ được mang hình thức đối cách.

Ví dụ:

  • Tattha so sukhaṃ jīvi. (Tại đấy nó đã sống an lạc).
  • So dutiyampi tatiyampi tath' eva yāci. (Nó đã xin như thế đến lần thứ hai, lần thứ ba).

5. Khi có những tiếp đầu ngữ: anu, abhi, adhi, upa, paṭi ... thì đòi hỏi bổ túc từ đặt ở đối cách.

Ví dụ:

  • Anu Agārasmā anagāriyaṃ pabbajitaṃ anu-pabbajiṃsu. (Họ đã xuất gia theo vị tu sĩ vô gia đình).
  • Abhi Taṃ kho pana Bhavantaṃ Gotamaṃ evaṃ kalyāno kittisaddo abbhuggato. (Tiếng tăm tốt đẹp như sau được đồn đãi về Tôn giả Gotama ấy).
  • Adhi Adhi brahmānaṃ mayaṃ bhante Bha-gavantaṃ apucchimha. (Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Ðức Thế Tôn về Phạm thiên).
  • Upa Ekaṃ pitakaṃ upanisīditvā bhattaṃ gaṇhi. (Sau khi ngồi xuống bên một cái giỏ đựng, nó đã lấy thức ăn).
  • Paṭi So ahaṃ pi gamissāmi nagaraṃ Mithilaṃ paṭi. (Tôi đây cũng sẽ đi đến thành phố Mithila).

6. Từ ngữ đi kèm với những bất biến từ như antarā (giới từ), antarena (trạng từ), ārabbhā (giới từ), orena (trạng từ), tiro (giới từ), dhī (thán từ), bahi (giới từ), vinā (giới từ), samantā (giới từ) ... thì thường mang hình thức đối cách.

Ví dụ:

  • Antarā Antarā ca Nāḷanḍaṃ antarā ca Rājagahaṃ addhānamaggappaṭipanno hoti. (Vì đã hành trình con đường xa giữa khoảng Nāḷanda và Rājagaha).
  • Antarena Tato tvaṃ Māluṅkyaputta n' ev idha na huraṃ na ubhayaṃ antarena. (Này Māluṅkyaputta, thế thì ngươi không ở đời này, không ở đời sau, cũng không ở khoảng giữa hai đời).
  • Ārabbhā Maṭṭhakuṇḍaliṃ ārabbha bhāsitā dhammadesanā. (Pháp thoại được thuyết giảng đề cập đến cậu Maṭṭhakuṇḍali).
  • Orena Yo pana bhikkhu oren' addhamāsaṃ mahāyeyya pācittiyaṃ. (Vị Tỳ kheo nào tắm dưới kỳ nửa tháng, phạm ưng đối trị).
  • Tiro Tiro kuḍḍaṃ tiro tiro pākāraṃ tiro pabbataṃ asajjamāno gacchati seyyathāpi ākāse. (Vị ấy đi xuyên qua vách tường, qua bờ lũy, qua núi không đụng chạm, ví như đi trong khoảng không).
  • Dhi Dhi brāhmaṇassa hantāraṃ (Xấu hổ thay, kẻ nhiễu hại bậc phạm chí).
  • Bahi Dvārāni thaketvā bahigehaṃ parivare-tvā rakkhanto acchati. (Sau khi gài các cửa, người gác tuần quanh ngoài ngôi nhà rồi ngồi lại).
  • Vinā. Vinā dhammaṃ (Không có giáo pháp).
  • Samantā Ettha tumhe bhikkhave samantā vesāliṃ ... vassaṃ upetha. (Này chư Tỳ kheo, các ngươi hãy an cư mùa mưa tại đây, chung quanh thành Vesāli).

7. Ðối cách đôi khi được dùng thay thế vai trò và diễn đạt ý nghĩa của sở hữu cách, chỉ định cách và vị trí cách.

Ví dụ:

Thay thế sở hữu cách

  • Sace maṃ so n' ālapissati ahaṃpi taṃ n' āla-pissāmi. (Nếu hắn không trò chuyện với tôi, thì tôi cũng sẽ không trò chuyện với hắn).

Thay thế chỉ định cách

  • Upamā maṃ paṭibhāti. (Ví dụ làm sáng tỏ cho tôi).

Thay thế vị trí cách

  • Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Vào một thuở, Ðức Thế Tôn trú tại thành Sāvatthi).
  • Bhagavantaṃ bhuttāviṃ onītatapattapāṇiṃ ekamantaṃ nisīdi. (Nó đã ngồi xuống một bên khi Ðức Thế Tôn đã ăn xong, tay rời khỏi bát).

# Công cụ cách

Công cụ cách tatiyāvibhatti trong tiếng Pāli được dùng với những trường hợp sau đây:

1. Khi tình trạng hành động có nhân tố trung gian, thì từ ngữ giữ vai trò nhân tố trung gian được dùng theo công cụ cách.

Ví dụ:

  • Vaḍḍhakinā geho karīyati. (Ngôi nhà được tạo dựng do người thợ mộc).
  • Puttehi ca dhītarehi ca mātāpitaro upaṭṭhātabba honti. (Những bậc cha mẹ đáng được con trai và con gái phụng dưỡng).

2. Từ ngữ trong ý nghĩa phương tiện cho hành động cũng dùng công cụ cách.

Ví dụ:

  • So pharasunā rukkhaṃ chindati (Hắn đốn cây bằng cái rìu).
  • Vāṇijo nāvāya nadiṃ tarati. (Người thương buôn vượt sông bằng thuyền).

3. Công cụ cách cũng dùng để diễn đạt ý nghĩa nguyên do.

Ví dụ:

  • Rukkho vātena kampati. (Cây lay động bởi gió).
  • So kammunā vasalo hoti. (Hắn hèn hạ bởi hành vi).

4. Ðể diễn đạt ý nghĩa trao đổi, cũng dùng công cụ cách.

Ví dụ:

  • Potthako mayā mūlānaṃ sattatiyā kito hoti. (Quyển sách được tôi mua với giá 70 đồng).

5. Khoảng thời gian cũng được diễn đạt bằng công cụ cách.

Ví dụ:

  • Dvīhi māsehi niṭṭhāsi. (Kết thúc sau hai tháng).
  • Tena samayena Buddho Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Vào thời ấy, Ðức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ trú tại Sāvatthī).

6. Trong ý nghĩa tùy thuộc cũng sử dụng công cụ cách.

Ví dụ:

  • Tvaṃ iminā maggena yāhi. (Anh hãy đi theo con đường này).
  • Vipassī Bhagavā Khattiyo jātiyā ahosi Koṇḍañño gottena ahosi. (Ðức Thế Tôn Vipassī là sanh chủng Sát-đế-lỵ, thuộc dòng họ Koṇḍañña).

7. Trong tình trạng diễn đạt ý nghĩa liên hệ hay hòa lẫn, từ ngữ cũng được dùng theo công cụ cách.

Ví dụ:

  • Kalīrapanasādīhi missetvā maṃsaṃ pacanti. (Sau khi trộn với măng, mít v.v... Họ nấu thịt).
  • Tvaṃ devasikaṃ sadehi muccamānehi piṇḍāya carasi. (Hằng ngày ngươi đi khất thực với mồ hôi nhỏ giọt).

8. Từ ngữ đi kèm với tiếng chỉ tình trạng thiếu, bớt ... cũng được dùng ở công cụ cách.

Ví dụ:

  • Ekena pi ce ūno vīsatigaṇo bhikkhusaṅgho tạṃ abbheyya so anabbhito (hoti). (Nếu tăng Tỳ kheo có nhóm 20 vị mà thiếu dù một vị, lại phục vị người ấy thì người ấy chưa được phục vị đâu).

9. Ðôi khi từ ngữ đi kèm với tiếng chỉ tình trạng so sánh, cũng được đặt ở công cụ cách.

  • Etena hi agginā sadiso aggi nāma natthi. (Chẳng có lửa nào giống như lửa đó).

10. Những từ ngữ đi kèm với những bất biến từ như vinā (giới từ), saddhiṃ (trạng từ), samaṃ (trạng từ), saha (giới từ) và đôi khi alaṃ (giới từ) thì rất có thể đòi hỏi dùng công cụ cách.

Ví dụ:

  • Vinā: Na mayaṃ vinā bhikkhusaṅghena vattāma. (Chúng ta chẳng hành sự không có Tăng Tỳ kheo).
  • Saddhiṃ: Pañcasatā bhikkhū tena saddhiṃ maggaṃ paṭipajjiṃsu. (500 vị Tỳ kheo đã hành trình trên con đường cùng với vị ấy).
  • Samaṃ: Yaṃ karomase brahmuno samaṃ devehi mārisa tad-ajja tuyhaṃ kassāma. (Thưa Ngài, điều nào chúng con, cũng như chư thiên, đã làm đối với Phạm thiên, thì hôm nay chúng con sẽ làm điều ấy đối với Ngài).
  • Saha: Tvaṃ bandhunā saha sindhuṃ gamis-sasi. (Anh sẽ đi đến biển cùng với người bà con).
  • Alaṃ: Pakkamat' āyasmā imamhā āvāsā alaṃ te idha vāsena. (Xin tôn giả hãy rời khỏi chỗ ở này, thật vừa đủ rồi đối với sự sống của Ngài ở đây).

11. Công cụ cách đôi khi được dùng thay thế vai trò và diễn đạt ý nghĩa của đối cách, xuất xứ cách và vị trí cách.

Ví dụ:

Thay đối cách

  • Sace bhavaṃ Reṇu rajjaṃ labhetha saṃvibhajetha no rajjena. (Nếu Tôn giả Reṇu được vương quốc, tất phải chia vương quốc cho chúng ta).

Thay xuất xứ cách

  • Sumuttā mayaṃ tena mahāsamaṇena. (Chúng ta đã may mắn thoát khỏi vị đại Sa-môn ấy).

Thay vị trí cách

  • Tena samayena Buddho Bhagavā Uruvelāyaṃ viharati. (Trong thời ấy, Ðức Thế Tôn, Bậc Giác Ngộ trú tại Uruvelā).

# Chỉ định cách

Chỉ định cách catutthavibhatti trong tiếng Pāli được dùng với những trường hợp sau đây:

1. Dùng chỉ định cách làm túc từ gián tiếp cho những động từ đã có đối từ.

Ví dụ:

  • Ahaṃ yācakassa bhattaṃ dadāmi. (Tôi cho vật thực đến người hành khất).
  • Jātassa kho Vipassissa kumārassetacchat-taṃ dhārayittha. (Người ta đã cầm chiếc lọng trắng che cho Hoàng tử Vipassì khi sanh).

2. Những tác động thiên về tâm lý có ý nghĩa như thương yêu, kính trọng, được thích hợp, làm đầy tràn, khinh khi, ác ý với, làm hại, hiểu biết ... và những gì có ý nghĩa tương tự, thường đòi hỏi một túc từ đặt ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Devā pi tesaṃ pihayanti Sambuddhānaṃ Satimataṃ. (Cả những vị trời cũng ái mộ họ là những vị Chánh Giác, bậc Niệm Tĩnh).
  • Na-yidaṃ Devadattassa anucchavikaṃ Sārīputtattherassa amucchavikaṃ. (Vật này không thích đáng với thầy Ðề-bà-đạt-đa, chỉ thích đáng cho đức trưởng lão Xá-lợi-phất thôi).
  • Pūrati bālo pāpassa thokathokaṃ pi ācinaṃ. (Kẻ ngu thấm nhuần ác, cũng vì tích tụ lần ít lần ít).
  • Mā' vamaññetha puññassa pāpassa pi. (Chớ khinh thường điều thiện cũng như điều ác).
  • Yo appaduṭṭhassa narassa dussati ... taṃ eva bālaṃ pacceti pāpaṃ. (Kẻ mà phạm đến con người bất hận, thì tội ác sẽ trở lại kẻ ngu ấy).
  • Na tvaṃ tāta Raṭṭhapāla kassacidukkhassa jānāsi. (Nāy con Raṭṭhapāla, con không biết đến một nỗi khổ não).

3. Ðối tượng để ký gởi hay phó thác cũng được đặt ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Mayhaṃ pitarā tumhākaṃ paṇṇaṃ pesi-taṃ. (Bức thư được cha tôi gởi đến các anh).
  • Bodhisatto bahujanassa dhammaṃ deseti. (Ðức Bồ-tát thuyết pháp đến đại chúng).
  • Āyasmā Ānando Bhagavato etamatthaṃ ārocesi. (Tôn giả Ānanda đã trình bày sự việc đó đến Ðức Thế Tôn).

4. Từ ngữ dùng để nói lên mục đích hay nhu cầu, cũng được đặt ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Tiṭṭhatu sugato kappaṃ bahujanahitāva bahujanasukhāya lokānukampāya. (Xin đức Thiện Thệ hãy duy trì kiếp sống vì lợi ích cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng thế gian).
  • Kiṃ me gharāvāsena? (Có gì cho tôi với cuộc sống tại gia? ).

5. Ðối tượng trong câu phủ nhận đôi khi được đặt ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Mayhaṃ evarūpāya jatāya kiccaṃ natthi. (Sự việc bện tóc như vậy không có đối với tôi).

6. Các danh động từ có túc từ, thì túc từ ấy thường đặt ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Yāvadeva sītassa paṭighātāya. (Chỉ để ngăn ngừa sự lạnh).
  • Etissā sīmāya samugghāto. (Sự hủy bỏ vòng sìmà đó).
  • Bhikkhuno cīvarassa dānaṃ. (Sự giao y đến vị Tỳ kheo).
  • Jaṭāya kiccaṃ. (Sự việc bện tóc).

7. Những từ ngữ đi kèm với những bất biến từ như orena (trạng từ), mano (giới từ), yāvadeva (trạng từ), lābhā (cảm thán từ), dulladdhaṃ (trạng từ), svāgataṃ (cảm thán từ) ... đôi khi cả alaṃ (cảm thán từ), thì thường đặt ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Orena: Orena ce channaṃ vassānaṃ aññaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācitti-yaṃ. (Nếu còn non sáu năm mà cho làm ngọa cụ mới khác thì tội ưng đối trị, vật thành ưng xả).
  • Namo: Namo buddhāya dhammāya saṅghā-ya. (Xin kính lễ Ðức Phật, Giáo pháp và Tăng chúng).
  • Yāvadeva: Yaṃ cīvaraṃ paribhuttaṃ taṃ yāvadeva sītassa paṭighātāya... (Y phục mà được thọ dụng ấy chỉ để ngăn ngừa sự lạnh ...)
  • Lābhā: Lābhā vata me! (Ồ! thật là lợi cho tôi).
  • Tassa te alābhā. (Thật bất hạnh cho ngươi đây).
  • Svāgataṃ: Tassā te svāgataṃ bhadde. (Hỡi hiền nữ, xin chúc mừng ngươi đó!).
  • Alaṃ: Dessā ca me alaṃ me āpucchā' haṃ gamis-sāmi. (Ðối với tôi, nàng đáng ghét; thật vừa đủ cho tôi, tôi sẽ từ giã ra đi).

8. Một vài ngữ căn như là "paṭi + su", "upa + thā", "dubh", "pa + khā" ... đòi hỏi túc từ ở chỉ định cách.

Ví dụ:

  • Paṭi + su: Te bhikkhū Bhagavato paccas-sosuṃ. (Chư Tỳ kheo ấy đã đáp lời Ðức Thế Tôn).
  • Upa + ṭhā: Mātāpitūnaṃ upaṭṭhāhi. (Hãy phụng dưỡng mẹ cha).
  • Dubh: Yasokittiñca pappoti yo mittānaṃ na dūbhati. (Người đạt được danh tiếng, là người mà không phản bội bạn bè).
  • Pa + khā: Disā me na pakkhāyanti. (Các phương hướng không rõ ràng đối với tôi).
  • Kudh: Mā me kujjha mahāvīra. (Hỡi vị đại hùng, chớ có tức giận tôi).

9. Chỉ định cách đôi khi được dùng trong ý nghĩa thay cho đối cách, sở hữu cách và xuất xứ cách.

Ví dụ:

Thay đối cách (làm bổ túc từ cho những danh động từ hay sơ chuyển hóa ngữ):

  • Bahunnaṃ vata no Bhagavā dukkhadham-mānaṃ apahattā. (Quả thật, Ðức Thế Tôn là bậc đã tẩy trừ nhiều pháp khổ cho chúng ta).
  • Natthi candimasuriyānaṃ dassāvī. (Không có người thấy mặt trăng và mặt trời).
  • Amatassa dātā. (Người ban sự bất tử).

Cũng có thể thay đối cách làm túc từ cho động từ:

  • Pūrati bālo pāpassa. (Kẻ ngu thấm nhuần ác).

Thay sở hữu cách

  • Te vejjassa kathiṃsu (Họ đã nói với vị y sĩ).

Thay xuất xứ cách

  • Sabbe tasanti daṇḍassa sabbe bhāyanti maccuno. (Tất cả đều sợ đòn gậy, tất cả đều sợ chết).

# Xuất xứ cách

Xuất xứ cách pañcamavibhatti là để diễn đạt tình trạng tách rời hay phát xuất từ ... Tuy vậy, trong một vài trường hợp, đôi khi cũng sử dụng xuất xứ cách. Ðó là các trường hợp sau:

1. Ðể diễn đạt tình trạng tách rời hay xuất phát từ ... thì từ ngữ diễn đạt được đặt ở xuất xứ cách.

Ví dụ:

  • Puriso gehasmā nikkhami. (Người đàn ông đã ra khỏi ngôi nhà).
  • Rukkhamhā phalaṃ patati. (Trái từ cây rơi xuống).
  • Vuṭṭhāhi ca bhagavā tamhā ābādhā. (Mong rằng Ðức Thế Tôn vượt qua căn bệnh ấy).
  • Sāyaṇhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito. (Vào buổi chiều, vị ấy đã từ thiền định trở dậy).

2. Xuất xứ cách còn dùng để xác định phương hướng.

Ví dụ:

  • Dakkhinato nagarassa Bhagavato sarīraṃ jhāpessāma. (Chúng ta sẽ hỏa táng nhục thân của Ðức Thế Tôn tại thành phố phía Nam).
  • Na pacchato gacchanto purato gacchantassa agilānassa dhammaṃ desessāmi. (Ta đi phía sau sẽ không thuyết pháp đến người vô bịnh đi phía trước).

3. Cũng dùng xuất xứ cách để diễn đạt khoảng cách.

Ví dụ:

  • So Sāvatthito avidūre khettaṃ kasati. (Ông ấy cày ruộng cách không xa thành Sāvatthì).
  • Rājagahato pañcacattālīsāyojanamatthake Sāvatthi. (Thành Sāvatthi cách đây khoảng 45 do-tuần).

4. Trong tình trạng so sánh hơn thì đối tượng cũng được đặt ở xuất xứ cách.

Ví dụ:

  • Malā ve pāpakā dhammā asmiṃ loke paramhi ca tato malā malataraṃ avijjā paramaṃ malaṃ. (Thật vậy các ác pháp là những cấu uế ở đời này và đời sau; mà chính vô minh là pháp cấu uế nhất, cấu uế hơn cả cấu uế kia).

5. Từ ngữ dùng trong ý nghĩa lý do hay duyên cớ, cũng được đặt ở xuất xứ cách.

Ví dụ:

  • Tasmā kāreyya kalyānaṃ nicayaṃ sampa-rāyikaṃ. (Do đó, phải làm việc lành tích lũy ở ngày vị lai).
  • Kasmā tvaṃ na pabbajase. (Tại sao ngươi không xuất gia?)

6. Tình trạng câu diễn đạt có đối tượng so sánh, thì đối tượng cũng được dùng ở xuất xứ cách.

Ví dụ:

  • Yo sukhaṃ dukkhato' ddakkhi dukkhaṃ addakkhi sallato. (Ai đã thấy hạnh phúc là đau khổ, thì thấy đau khổ là mũi tên).

7. Tình trạng động từ diễn đạt ý nghĩa: sợ, ghét, kiên tránh, ngăn ngừa, thường có bổ túc từ dùng ở xuất xứ.

Ví dụ:

  • Pāpakehi akusalehi dhammehi aṭṭīyati harāyati jigucchati. (Vị ấy chán chê, hổ ngươi, nhờm gớm các ác bất thiện pháp).
  • Pāṇātipātā viramāni khippaṃ. (Tôi kịp thời kiên tránh sự sát sanh).
  • Pāpā cittaṃ nivāraye. (Phải ngăn tâm khỏi tội ác).

8. Những từ ngữ đi kèm với các bất biến từ như ārā (giới từ), ārakā (giới từ), aññatra (giới từ), adho (giới từ), uddhaṃ (giới từ), oraṃ (trạng từ), pabhuti (giới từ), paraṃ (trạng từ), pubbe (trạng từ), puretaraṃ (trạng từ) ... cần dùng ở xuất xứ cách.

Ví dụ:

  • Ārā: Ārā so āsavakkhayā. (Nó còn cách xa sự đoạn tận lậu hoặc).
  • Ārakā: Ārakā hoti saddhammā nabhavo paṭhavī yathā. (Nó còn cách xa chánh pháp như thể đất với trời).
  • Aññatra: Paramparabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. (Khi thọ thực chỗ này chỗ kia, tội ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp).
  • Adho: Adharā adho (Dưới môi)
  • Uddhaṃ: Uddhaṃ catūhi māsehi kālakiriyā bhavissati. (Trên bốn tháng nữa nó sẽ chết).
  • Oraṃ: Oraṃ me chahi māsehi kālakiriyā bhavissati. (Trong khoảng 6 tháng nữa cái chết sẽ đến với tôi).
  • Pabhuti: So punadivasato pabhuti ... theraṃ niccakālaṃ attano ghare bhattavissaggakaraṇatthāya yāci. (Kể từ ngày hôm sau, ông ấy đã thỉnh cầu vị trưởng lão về việc thọ thực tại tư gia của mình vĩnh viễn).
  • Paraṃu: Tato paraṃ paccantimā janapadā. (Xa hơn đó, là những xứ thuộc biên địa).
  • Pubbe: Na me diṭṭho ito pubbe. (Trước đây tôi không được thấy).
  • Puretaraṃ: Therehi puretaraṃ eva ekapas-sena gantvā Sirivaḍḍhakassa nivesanadvāre aṭṭhāsi. (Sau khi đi theo một lối tắt đến trước hơn các vị trưởng lão, nó đã đứng tại cửa nhà của Sirivaḍḍhaka).

9. Xuất xứ cách đôi khi được dùng diễn đạt ý nghĩa của sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Sīlato naṃ pasaṃsanti. (Họ tán dương vị ấy do giới hạnh).
  • Tasmā sotthī bhavantu te. (Bởi thế, cầu mong các sự thạnh lợi hãy có đến người).

# Sở hữu cách

Sở hữu cách chaṭṭhavibhatti thường dùng để diễn đạt ý nghĩa quyển sở hữu.

1. Từ ngữ ở cách này có tác năng hạn chế như một tính từ, nên cũng gọi là tính từ sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Purisassa hattho. (Cánh tay của người đàn ông).
  • So seṭṭhino putto ahosi. (Nó là con trai của trưởng giả).
  • Mama pituno geho. (Căn nhà của cha tôi).

2. Từ ngữ trong tình trạng diễn đạt sự liên hệ, được đặt ở sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Hatthassa sammiñjanaṃ. (Sự co tay).
  • Vīhino rāsi. (Một đống lúa).
  • Suvaṇṇassa vaṇṇo. (Màu da vàng kim).

3. Ðối tượng của một khả năng hay nghệ thuật cũng được dùng ở sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Kusalo kho ahaṃ diṭṭhadhammikānaṃ. (Tôi thiện xảo về những lợi ích hiện tại).

4. Từ ngữ để diễn đạt thời gian, phương hướng, khoảng cách ... đôi khi cũng được đặt ở sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Ito tinnaṃ māsānaṃ accayena Tathāgato parinibbāyissati. (Từ đây đến hết ba tháng, Ðức Như Lai sẽ diệt độ).
  • Uttarena uttaraṃ nagaraṃ haritvā... (Mang về hướng bắc, đến phía bắc thành phố).
  • Catunnaṃ yodanānaṃ matthake. (Khoảng cách bốn do-tuần).

5. Khi nói đến một phần trong toàn thể, thì toàn thể ấy được đặt ở sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Kappassa tatiyo bhāgo. (Phần thứ ba của kiếp).
  • Rattiyā pacchime yāme. (Vào cuối canh đêm).
  • Catunnaṃ kumāraṃ eko. (Một trong bốn cậu bé).

6. Từ ngữ đi kèm với những tiếng như: majjha (tính từ), santika (tính từ), antarā (giới từ), antarena (tính từ ), anto (giới từ), upari (giới từ), purato (trạng từ), puratthato (trạng từ), heṭṭhā ... thường được dùng ở sở hữu cách.

Ví dụ:

  • Majjha: Gehassa majjhe. (Tại giữa nhà).
  • Santika: Abhabbo parihānāya nibbānass' eva santike. (Không có sự thối đọa, ắt gần đạt Níp bàn).
  • Kumāro tassa mātuyā santikaṃ gacchi. (Thằng bé đã đến bên mẹ nó).
  • Antarā: Araññassa ca girino ca antarā maggo. (Con đường ở khoảng giữa rừng và núi).
  • Antarena: Antarena yamakasālānaṃ uttara-sīsakaṃ mañcaṃ paññāpehi. (Hãy sửa soạn một chỗ nằm đầu hướng bắc, ở khoảng giữa song thọ Sàlà).
  • Anto: Te gehassa anto mañce sayiṃsu. (Chúng đã ngủ trên chiếc giường trong căn nhà).
  • Upari: Sakuṇā rukkhassa upari nisīdiṃsu. (Những con chim đã đậu phía trên cây).
  • Purato: Iminā phalāni rukkhamhā muñcitvā mayhaṃ purato patanti. (Những trái cây này lìa khỏi cây rơi xuống trước mặt tôi).
  • Puratthato: Te nagarassa puratthato vutthā honti. (Họ đã cư ngụ tại phía Ðông thành phố).
  • Heṭṭhā: Rukkhamūlānaṃ heṭṭhā tapassino honti. (Dưới những gốc cây có các vị khổ hạnh).

7. Sở hữu cách đôi khi được dùng thay thế vai trò và ý nghĩa của vị trí cách.

Ví dụ:

  • Kīlantānaṃ kumārāṇaṃ eko bhūmiyaṃ pati. (Một trong những đứa bé nô đùa, đã ngã trên mặt đất).
  • Sākuṇikassa gumbato jālaṃ mocentass' eva vikālo jāto. (Khi người bắt chim gỡ lưới ra khỏi bụi cây, thì đã đến chiều tối).

# Vị trí cách

Thông thường, vị trí cách sattamavibhatti trong tiếng Pāli được dùng để diễn đạt ý nghĩa nơi chốn, ở đó một vật được hiện hữu hay một động tác được thi hành ... Tuy vậy, cũng thấy sử dụng vị trí cách trong trường hợp khác ngoài ý nghĩa diễn đạt nơi chốn. Ðó là:

1. Vị trí cách dùng để diễn đạt nơi chốn mà sự vật hay một hành động xảy ra hoặc hiện hữu.

Ví dụ:

  • So mañce sayati. (Nó ngủ trên giường).
  • Gāme manussā vasanti. (Những con người sống trong làng).
  • Pokkharaṇiyaṃ padumāni. (Hoa sen trong hồ).
  • Tilesu telaṃ. (Dầu trong mè).

2. Thời điểm của hành động cũng được diễn đạt bằng vị trí cách.

Ví dụ:

  • Sāyaṇhasamaye āgato'mhi. (Tôi đến vào buổi chiều).
  • Aparabhāge Thero cārikaṃ pakkami. (Vào một ngày kia, vị trưởng lão đã vân du).

3. Khi nói đến một trạng huống đã xảy ra việc gì, cũng dùng vị trí cách.

Ví dụ:

  • Bārāṇasiyaṃ Brahmadatte rajjaṃ kārente Bodhisatto ... tassa vinicchayāmacco ahosi. (Khi vua Brahmadatta tại Bārānasī đang trị vì vương quốc, Ðức Bồ.tát là vị phán quan của đức vua ấy).

4. Một tập thể mà từ đó tách ra một phần tử, thì tập thể ấy được dùng ở vị trí cách.

Ví dụ:

  • Tesu catusu purisesu eko kālaṃ akāsi. (Một trong bốn người đàn ông ấy đã chết).

5. Những tiếng có nghĩa nắm lấy, vui thích, tôn trọng, hờn giận ... đôi khi có vị trí cách đi theo.

Ví dụ:

  • Gahapatiko otaritvā kesesu gahetvā... (Người gia chủ bước xuống và nắm lấy tóc).
  • Dandhaṃ hi karote puññaṃ pāpasmiṃ ramatī mane. (Bởi làm phước chần chờ, thì ý vui theo việc ác).
  • Tesu assa sagāravote c' assu sādhu pūjitā. (Nên tôn kính các vị ấy, những vị ấy nên được cúng dường một cách tốt đẹp).
  • Kāsiraññe na kuppāmi. (Tôi không giận đức vua Kāsi).

6. Từ ngữ đi kèm với tiếng trạng từ thì cần dùng ở vị trí cách.

Ví dụ:

  • Devalo nipajjamāno dvāramajjhe tiriyaṃ nipajji. (Devala khi nằm ngủ, đã nằm ngang giữa lối cửa).

7. Vị trí cách đôi khi được dùng thay ý nghĩa hay vai trò đối cách, sở hữu cách và chỉ định cách.

Ví dụ:

Thay đối cách

  • Bhikkhūsu abhivandanti. (Họ đảnh lễ chư Tỳ kheo).
  • So otaritvā tassa kesesu gaṇhi. (Ông ta bước xuống và nắm lấy tóc nó).

Thay sở hữu cách

  • Samaṇa pattesu piṇḍāya caranti. (Chư vị Sa môn đi khất thực bằng bình bát).
  • Athakho Bhagavā etasmiṃ nidāne etasmiṃ pakaraṇa bhikkhusaṅghaṃ sannipātāpetvā... (Bấy giờ Ðức Thế Tôn do nhân đó cớ đó, bèn triệu tập chúng Tăng Tỳ kheo) ...

Thay chỉ định cách

  • Saṅghe Gotamī dehi Saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi. (Này bà Gotamī, hãy dâng hiến đến Tăng; khi Tăng chúng được bà hiến dâng, thì là chính ta được cúng dường rồi).

# Hô cách

1. Hô cách ālapanavibhatti trong tiếng Pāli chỉ dùng để diễn đạt sự kêu gọi.

Ví dụ:

  • Ehi bhikkhu. (Hãy đến, này Tỳ kheo!)
  • Putta idh' āgaccha. (Này con trai, hãy lại đây).
  • Āyām' ānanda Vesāliṃ gacchissāma. (Này Ānanda, chúng ta hãy đi! chúng ta sẽ đến Vesāli).

2. Từ ngữ dùng theo hô cách được gọi là hô khởi ngữ. Các hô khởi ngữ này đôi khi được đi kèm với những giao thán từ (tiếng trong thán từ, thuộc bất biến từ).

Ví dụ:

  • Ambho purisa kiṃ tuyh' iminā pāpakena dujjīvitena. (Hỡi ông bạn, có ích gì cho ông với sanh mạng xấu xa tội lỗi này?).
  • Are duṭṭhacetaka Illisamahāseṭṭhī sakala-nagarassa dānaṃ deti tvaṃ kiṃ ahosi. (Ôi này kẻ ác tâm, vị đại trưởng giả Illisa bố thí đến toàn thể thành phố. Mà ngươi là cái gì chớ?).
  • He je Kāli!" "Kiṃ ayye? (Bớ này Kāli! - Thưa việc chi, bà chủ?).
  • Uṭṭhāhi tāta Sudinna bhuñja piva. (Hỡi con thân Sudinna, hãy trở dậy, hãy ăn, hãy uống).
  • Handa bhaṇe UPāli nivattassu. (UPāli thân mến, hãy trở về đi!).
  • Bho corā tumhe maṃ kimatthāya gaṇhit-tha? (Hỡi những kẻ trộm, các ngươi bắt ta để làm gì?).
  • Yagghe mahārāja jāneyyāsi ahaṃ āgac-chāmi uttarāya disāya. (Tâu đại vương, xin ngài nên biết rằng tôi từ hướng Bắc đi lại).
  • Ehi re dāsa kiṃ akkosasi? (Hãy đến, này kẻ nô lệ, ngươi mắng chửi gì?).
  • Hambho purisa idāni' si maṃ viradho. (Hỡi ông bạn, nay ngươi sót mất ta rồi).