# Động từ năng động thể

Ðịnh nghĩa: Ðộng từ năng động thể là động từ diễn tả hành động mà tác nhân chính gây ra là chủ từ.

Ví dụ:

"Sā alaṅkaroti" (Cô ta đang trang điểm). "Tvaṃ nagare āhiṇḍasi" (Anh dạo phố). "Ahaṃ potthakassa paṭhāmi" (Tôi đọc sách).

Các tiếng alaṅkaroti, ahiṇḍasi, pathāmi trong các Ví dụ, là những động từ năng động thể vì do chủ từ , tvaṃ, ahaṃ hành động.

# 1. Tiếp vĩ ngữ năng động thể

Ở tiếng Pāli, động từ năng động thể sử dụng được 15 tiếp vĩ ngữ paccaya là:

a, i, ī, uṇā, e, o, ṇaya, ṇā, ṇe, ṇo, ṇhā, , ppa, ya, yira

Ngoài ra còn có 8 tiếp vĩ ngữ đặc biệt khác nữa cũng được xem là hình thức tạo nên một số động từ năng động thể, các tiếp vĩ ngữ ấy là:

ala, āya, āra, āla, īya, kha, cha, sa

# 2. Sự hình thành động từ cơ bản năng động thể

Ðộng từ cơ bản năng động thể thành phần gồm có ngữ căn dhātu ghép với tiếp vĩ ngữ năng động thể kattuvācakapaccaya.

Ðộng từ cơ bản năng động thể được hình thành do 8 nhóm ngữ căn dhātugaṇa cùng với các tiếp vĩ ngữ của chúng như sau:

# 2.1. Nhóm đệ nhất ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "a" và "e". Nhóm này lấy "a" làm gốc động từ tướng.

2.1.1. "a" có thể trực tiếp ghép vào tiếng ngữ căn đa âm.

Ví dụ:

  • Pac (nấu) + a = paca (pacati).
  • Kham (chịu đựng) + a = khama (khamati).
  • Labh (nhận được) + a = labha (labhati).
  • Ḍas (cắn, đốt) + a = ḍasa (ḍasati).

2.1.2. Với ngữ căn đơn âm, "a" có thể cùng nguyên âm của ngữ căn biến dạng.

Ví dụ:

  • Bhū (có, là) + a = bhava (bhavati).
  • Thu (trộm cắp) + a = thava (thavati).
  • Hū (là) + a = ho (hoti).
  • Ni (dẫn dắt) + a = naya (nayati) hoặc ni (dắt dẫn) + a = ne (neti).

2.1.3. Ðôi khi toàn bộ ngữ căn bị biến dạng trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Gam (đi) + a = gaccha (gacchati).
  • Dis (thấy) + a = passa (passati).
  • Ṭhā (đứng) + a = tiṭṭha (tiṭṭhati)

2.1.4. Tiếp vĩ ngữ "e" được trực tiếp ghép vào ngữ căn.

Ví dụ:

  • Then (lấy trộm) + e = thene (theneti).
  • Kath (nói) + e = kathe (katheti).
  • Māna (tôn kính) + e = māne (māneti).
  • Vad (nói) + e = vade (vadeti).
  • Ji (thắng phục) + e = je (jeti).
  • Dā (cho) + e = de (deti).
  • U + ḍī (bay lên) + e = uḍḍe (uḍḍeti).
  • Cint (suy nghĩ) + e = cinte (cinteti)
  • Chaḍḍ (tung rải) + e = chaḍḍe (chaḍḍeti)

# 2.2. Nhóm đệ nhị ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với năm tiếp vĩ ngữ là a, i, ī, eo. Nhóm này lấy tiếp vĩ ngữ "a" làm gốc động từ và đối với nhóm đệ nhị ngữ căn này khi hiệp với tiếp vĩ ngữ thì luôn luôn phải xen "" vào làm trung gian.

2.2.1. "-a" được ghép trực tiếp với ngữ căn. Cần chú ý "" trong trường hợp này sẽ hoán đổi vị trí với phụ âm tận cùng của ngữ căn, đồng thời nó sẽ được đồng hóa với phụ âm tận cùng ấy.

Ví dụ:

  • Rudh (ngăn, bít) + ṃ-a = bhuñja (bhuñjati).
  • Muc (thoát ra) + ṃ-a = muñca (muñcati).
  • Chid (cắt đứt) + ṃ-a = chinda (chindati).
  • Bhid (bể, vỡ) + ṃ-a = bhinda (bhindati).

2.2.2. "-i" ghép với ngữ căn.

Ví dụ:

  • Rudh (ngăn, bít) + ṃ-i = rundhi (rundhitī).

2.2.3. "-ī" ghép với ngữ căn.

Ví dụ:

  • Rudh (ngăn, bít) + ṃ-ī = rundhī (rundhīti) ...

2.2.4. "-e" ghép với ngữ căn.

Ví dụ:

  • Rudh (ngăn, bít) + ṃ-e = rundhe (rundheti).
  • Muc (thoát ra) + ṃ-e = muñce (muñceti)

2.2.5. "-o" ghép với ngữ căn.

Ví dụ:

  • Subh (trong sáng) + ṃ-o = sumbho (sum-bhoti).

Chú ý: i, ī, eo dù có đặt trong nhóm đệ nhị ngữ căn thật, nhưng rất ít xuất hiện.

# 2.3. Nhóm đệ tam ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với một tiếp vĩ ngữ là "ya". Tiếp vĩ ngữ "ya" chính là động từ tướng của nhóm ngữ căn này.

2.3.1. Ya khi ghép với ngữ căn đa âm thì "y" có thể bị đồng hóa với tiếng phụ âm cuối của ngữ căn.

Ví dụ:

  • Dus (bẩn, chật) + ya = dussa (dussati).
  • Raj (quyến luyến) + ya = rajja (rajjati).
  • Mus (sơ sót) + ya = mussa (mussati).

2.3.2. Ðôi khi tiếp vĩ ngữ ya cùng với phụ âm cuối của ngữ căn trải qua sự biến dạng.

Ví dụ:

  • Div (chơi đùa) + ya = dibba (dibbati).
  • Siv (may vá) + ya = sibba (sibbati).
  • Mad (mê say) + ya = majja (majjati).
  • Budh (hiểu biết) + ya = bujjha (bujjhati).
  • Yudh (đánh nhau) + ya = yujjha (yujjhati)

2.3.3. Có khi phụ âm cuối của ngữ căn cùng với "y" của tiếp vĩ ngữ hoán đổi vị trí cho nhau.

Ví dụ:

  • Muh (quên lãng) + ya = muyha (muyhati).

2.3.4. Nếu là ngữ căn đơn âm thì "ya" sẽ trực tiếp ghép vào.

Ví dụ:

  • Gā (ca hát) + ya = gāya (gāyati).
  • Jhā (suy tư) + ya = jhāya (jhāyati).
  • Khī (hao mòn) + ya = khīya (khīyati).
  • Ve (dệt) + ya = vāya (vāyati). (Ve được biến thành vā ) ...

# 2.4. Nhóm đệ tứ ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 3 tiếp vĩ ngữ là "uṇā", "ṇā", "ṇo"; những tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm đệ tứ ngữ căn.

2.4.1. "uṇā", "ṇā", và "ṇo" được trực tiếp ghép vào ngữ căn.

Ví dụ:

  • Pāp (đạt đến) + uṇā = pāpuṇā (pāpuṇāti).
  • Su (nghe) + ṇā = suṇā (suṇāti).
  • Vu (kết, đan) + ṇā = vuṇā (vuṇāti).
  • Su (nghe) + ṇo = suṇo (suṇoti).
  • Vu (kết, đan) + ṇo = vuṇo (vuṇoti).

2.4.2. Ở một vài ngữ căn, phụ âm cuối của chúng sẽ được gấp đôi trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Sak (có thể) + uṇā = sakkuṇa (sakkuṇāti).

# 2.5. Nhóm đệ ngũ ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với một tiếp vĩ ngữ là "". Tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm đệ ngũ ngữ căn.

2.5.1. Ðược trực tiếp ghép vào ngữ căn.

Ví dụ:

  • Ki (mua) + nā = kinā (kināti).
  • Ji (thắng phục) + nā = jinā (jināti)
  • Mi (đo lường) + nā = minā (mināti).

2.5.2. Ngữ căn "ñā" (tri giác) được biến thành "" trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • ñā + nā = jānā (jānāti) ...

# 2.6. Nhóm đệ lục ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "o" và "yira". 2 tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm.

2.6.1. "o" được trực tiếp ghép vào ngữ căn.

Ví dụ:

  • Tan (nới rộng) + o = tano (tanoti).
  • Kar (làm) + o = karo (karoti).
  • Man (suy tưởng) + o = mano (manoti).

2.6.2. "yira" chỉ được ghép với ngữ căn "kar" (làm, tạo ra), ngoài ra không thấy ghép với ngữ căn nào nữa. Ở đây, ngữ căn "kar" sẽ được đơn giản hình thức là "ka" trước tiếp vĩ ngữ: kar + yira = kayira (kayira).

# 2.7. Nhóm đệ thất ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "ṇe", "ṇaya"; hai tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm.

"ṇe", "ṇaya" sẽ trực tiếp ghép vào ngữ căn "" của ṇeṇaya là dấu hiệu cho biết có sự tăng cường âm đầu của ngữ căn và dấu hiệu ấy sẽ bị xóa đi tiếp vĩ ngữ ghép vào ngữ căn. (Ở đây sự tăng cường có nghĩa là làm sao âm được mạnh thêm, như a thành ā; i, ī thành e; u, ū thành o).

Ví dụ:

  • Cur (trộm) + ṇe = core (coreti).
  • Cur (trộm) + ṇaya = coraya (corayati).
  • Gup (bảo vệ) + ṇe = gope (gopeti).
  • Gup (bảo vệ) + ṇaya = gopaya (gopayati).
  • Pal (hộ trì) + ṇe = pāla (pāleti);
  • Pal (hộ trì) + ṇaya = pālāya (pālāyati)

# 2.8. Nhóm đệ bát ngữ căn

Hình thành động từ cơ bản năng động thể với 2 tiếp vĩ ngữ là "ṇhā " và "ppa". Hai tiếp vĩ ngữ này trở thành động từ tướng của nhóm.

Hai tiếp vĩ ngữ này chỉ ghép với ngữ căn "gah" (cầm lấy), ngoài ra không gặp ghép với ngữ căn nào khác. Ở đây ngữ căn sẽ thay đổi trước tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Gah + ṇhā = gaṇhā ( gaṇhāti).
  • Gah + ppa = gheppa (gheppati)

# 2.9. Vĩ ngữ đặc biệt

Riêng về 8 tiếp vĩ ngữ đặc biệt, như āya, īya, ala, ara, āla, kha, cha, sa có sự hình thành động từ cơ bản và mang ý nghĩa đặc biệt như sau:

2.9.1. Hai tiếp vĩ ngữ là āyaīya được ghép vào những danh từ nāmasabda để tạo nên những động từ kiriyāsabda với ý nghĩa diễn đạt sự thực hành hay giả dụ, hoặc ước vọng.

Ví dụ:

2.9.1.1. Ý nghĩa thực hành

  • Cira + āya = cirāya (cirāyati: trì hoãn).
  • Dhūma + āya = dhūmāya (dhūmāyati: nhả khói).
  • Niddā + āya = niddāya (niddāyati: ngủ).
  • Macchara + āya = maccharāya (maccha-rāyati: trở nên bỏn xẻn).
  • Mettā + aya = mettāya (mettāyati: rải tâm từ).
  • Aṭṭa + īya = aṭṭīya (aṭṭīyati: trở nên buồn rầu).
  • Dukkha + īya = dukkhīya (dukkhīyati: trở nên đau khổ).
  • Sukha + īya = sukhīya (sukhīyati: trở nên an lạc).
  • Hiri + īya = hirīya (hirīyati: trở nên hổ thẹn).

2.9.1.2. Ý nghĩa giả dụ

  • Timira + āya = timirāya (timirāyati: làm như bóng tối).
  • Doḷā + āya = doḷāya (doḷāyati: làm như cái võng).
  • Pabbata + āya = pabbatāya (pabbatāyati: làm như núi).
  • Putta + īya = puttīya ( puttīyati: xem như con).

2.9.1.3. Ý nghĩa ước vọng

  • Dhana + īya = dhanīya (dhanīyati: ước tài sản).
  • Putta + īya = puttīya (pattīyati: ước cái bát).

Ngoài ra, riêng tiếp vĩ ngữ āya còn được ghép vào những tiếng hài thanh để tạo nên những động từ diễn tả âm thanh.

Ví dụ:

  • Gaḷagaḷa + āya = gaḷagalāya (gaḷagalāyati: kêu rào rào).
  • Cicciti + āya = ciccitāya (ciccitāyati: kêu suỵt suỵt).
  • Taṭataṭa + āya = taṭataṭāya (taṭataṭāyati: kêu tách tách).

2.9.2. Ba tiếp vĩ ngữ là ala, āra, āla được ghép vào một số ngữ căn để tạo nên động từ cũng diễn đạt ý nghĩa thực hành.

Ví dụ:

  • Jut + ala = jotala (jotalati: chói lọi).
  • Santa + āra = santarāsa (santarāsati: vượt khỏi).
  • Upakkam + āla = upakkamāla (upakka-mālati: tiến vào).

2.9.3. Ba tiếp vĩ ngữ là kha, chasa được ghép vào một số ngữ căn để hình thành những động từ chỉ sự ước muốn.

Âm đầu của ngữ căn sẽ gấp đôi lên trước những tiếp vĩ ngữ này, hoặc đôi khi ngữ căn sẽ hoàn toàn biến dạng.

Ví dụ:

2.9.3.1. Ðối với tiếp vĩ ngữ "kha"

  • Tij + kha = titikkha (titikkhati: kiên nhẫn).
  • Bhuj + kha = bubhukkha (bubhukkhati: muốn ăn).

2.9.3.2. Ðối với tiếp vĩ ngữ "cha"

  • Kit + cha = cikiccha (cikicchati: chữa thuốc). Cikicchati thường gặp là tikicchati (đồng nghĩa).
  • Gup + cha = jiguccha (jigucchati: nhờm gớm, chán chê).
  • Ghas + cha = jighaccha (jighacchati: đói, muốn ăn).

2.9.3.3. Ðối với tiếp vĩ ngữ "sa"

  • Ji + sa = jigiṃsa (jigiṃsati: muốn thắng phục)
  • Pā + sa = pivāsa ( pivāsati: muốn uống).
  • Man + sa = vīmaṃsa (vīmaṃsati: thẩm nghiệm, suy cứu).
  • Su + sa = sussūsa (sussūsati: muốn nghe).

# 3. Phép chia động từ năng động thể

Ðộng từ cơ bản năng động thể có phép chia vĩ ngữ theo 8 cách vibhatti, ở 3 thì kāla của 3 ngôi purisa và theo 2 thể loại pada.

Ngoại trừ một số động từ cơ bản bất qui tắc, còn lại hầu hết động từ cơ bản thuộc tám nhóm ngữ căn dhātugaṇa đều có phép chia vĩ ngữ tương tự.

# 3.1. Phép chia động từ cơ bản hợp qui tắc

Sau đây là mẫu chia động từ cơ bản "paca" (nấu), thuộc năng động thể, nhóm đệ nhất ngữ căn:

# 3.1.1. Tiến hành cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacati (te) pacanti
Thứ hai Ma. tvaṃ) pacasi (tumhe) pacatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacāmi (mayaṃ) pacāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pace (te) pacante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacase (tumhe) pacavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pace (mayaṃ) pacamhe

Chú ý: Vĩ ngữ "mi", "ma" ở ngôi thứ nhất, thụ động thể, làm cho âm cuối của động từ cơ bản biến thành trường âm nếu âm cuối đó là đoản âm "a".

# 3.1.2. Hiện khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paci, apaci, pacī, apacī (te) pacuṃ, apacuṃ, paciṃsu, apaciṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paco, apaco (tumhe) pacittha, apacittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paciṃ, apaciṃ (mayaṃ) pacimhā, apacimhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacā, apacā (te) pacū, apacū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacise, apacise (tumhe) pacivhaṃ, apacivhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacaṃ apacaṃ (mayaṃ) papacimhe, apacimhe

Chú ý: Ðộng từ cơ bản trước vĩ ngữ các ngôi còn có hình thức là thêm "a" phía trước chúng.

# 3.1.3. Quá khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apacā (te) apacū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apaco (tumhe) apacū, apacittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apaca, apacaṃ (mayaṃ) apacamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apacattha (te) apacatthuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apacase (tumhe) apacivhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apaciṃ (mayaṃ) apacamhase

Chú ý: Ðộng từ cơ bản trước vĩ ngữ các ngôi được thêm "a" (dẫn đầu).

# 3.1.4. Bất định khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) papaca (te) papacu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) papace (tumhe) papacittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) papaca (mayaṃ) papacimhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) papacittha (te) papacire
Thứ hai Ma. (tvaṃ) papacitthe (tumhe) papacivhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) papaci (mayaṃ) papacimhe

Chú ý: Ðộng từ cách này ít thấy sử dụng, chúng diễn đạt quá khứ không nhất định. Cách thứ tư này có đặc điểm là ngữ căn luôn luôn được gấp đôi trước vĩ ngữ, như sau:

  • Phụ âm đầu của ngữ căn được gấp đôi lên cùng với một nguyên âm theo nó. Nếu ngữ căn có dẫn đầu là một vô khí âm, sẽ được gấp đôi bằng một vô khí âm. Ví dụ: Pac (nấu) => papaca; Suc (khóc than) => susuca.
  • Nếu ngữ căn khởi đầu là một hữu khí âm thì cũng sẽ được gấp đôi bằng một vô khí âm. Ví dụ: Bhū (là) => babhū
  • Riêng những ngữ căn khởi đầu là một vô khí hầu âm hay một hữu khí hầu âm, sẽ được gấp đôi bằng một vô khí khẩu cái âm. Ví dụ: Gam (đi) => jagama; ghas (ăn) => jaghasa
  • Nếu ngữ căn có khởi đầu là phụ âm "h", thì sẽ được gấp đôi bằng phụ âm "j". Ví dụ: Har (mang) => jahara
  • Nếu ngữ căn khởi đầu là một trường âm, thì nguyên âm gấp đôi kia sẽ là đoản âm. Ví dụ: Bhū (là) => babhū

# 3.1.5. Tương lai cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacissati (te) pacissanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacissanti (tumhe) pacissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacissāmi (mayaṃ) pacissāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacissate (te) pacissante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacissase (tumhe) pacissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacissaṃ (mayaṃ) pacissāmhe

# 3.1.6. Ðiều kiện cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apacissa, apacissā (te) apacissaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apacisse (tumhe) apacisse
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apacissa (mayaṃ) apacissamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apacissatha (te) apacissiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apacissase (tumhe) apacissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apacissaṃ (mayaṃ) apacissamhase

Chú ý: Cách này có đặc điểm là động từ được thêm "a" dẫn đầu, cũng như ở hiện khứ cáchquá khứ cách.

# 3.1.7. Mệnh lệnh cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacatu (te) pacantu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paca, pacāhi (tumhe) pacatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apacāmi (mayaṃ) pacāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacataṃ (te) pacantaṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacassu (tumhe) pacavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pace (mayaṃ) pacāmase

Chú ý: Vĩ ngữ hi, mi, ma trong năng động thể, làm cho âm cuối của động từ cơ bản biến thành trường âm.

# 3.1.8. Khả năng cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paceyya (te) paceyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paceyyāsi (tumhe) paceyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paceyyāmi (mayaṃ) paceyyāna

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacetha, pace (te) paceraṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacetho (tumhe) paceyyavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paceyyaṃ (mayaṃ) paceyyāmhe

Như đã nói, chỉ trừ một số động từ bất qui tắc thì có phép chia khác thường, còn lại tất cả động từ cơ bản ở tám nhóm ngữ căn đều có phép chia tương tự. Tuy vậy nhưng với nhóm đệ thất ngữ căn có hình thức động từ cơ bản hình thành với tiếp vĩ ngữ "ṇe", thì trong phép chia ở hiện khứ cách chúng có vài điểm khác thường như sau.

Ví dụ mẫu "core" (trộm cắp) chia Hiện khứ cách, năng động thể:

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) coresi (te) coresuṃ, coriṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) coreso (tumhe) coresittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) coresiṃ (mayaṃ) coresimhā

# 3.2. Phép chia các động từ cơ bản bất qui tắc

Một số động từ cơ bản năng động thể trong tiếng Pāli có mang hình thức bất thường ở phép chia, không giống như những động từ thông thường khác; chúng được gọi là những động từ bất qui tắc.

Sau đây là các phép chia của chúng, được xếp theo mẫu tự.

# 3.2.1. Ðộng từ cơ bản "asa" do "as + a"

asa: (là, có) được chia như sau:

3.2.1.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) atthi (te) santi
Thứ hai Ma. (tvaṃ) asi (tumhe) attha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) amhi, asmi (mayaṃ) amha, amhā, asma

3.2.1.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) āsi (te) āsiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) āsi (tumhe) āsittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) āsiṃ (mayaṃ) āsimhā

3.2.1.3. Mệnh lệnh cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) atthu (te) santu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) āhi (tumhe) attha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) amhi, asmi (mayaṃ) amha, asma

3.2.1.4. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) siyā, assa (te) siyuṃ, assu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) assa, assasi (tumhe) assatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) assāmi, assaṃ (mayaṃ) assāma

Chú ý

Ở động từ này, về thụ động thể và những cách thì khác của năng động thể, không thấy xuất hiện.

# 3.2.2. Ðộng từ cơ bản "e" do "i + a"

Động từ cơ bản "e" (đi) hỉ được tìm thấy chia với các dạng là tiến hành cách, tương lai cách, mệnh lệnh cách và khả năng cách, cũng chỉ thuộc năng động thể. Phép chia như sau:

3.2.2.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) eti (te) enti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) esi (tumhe) etha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) emi (mayaṃ) ema

3.2.2.2. Tương lại cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) essati, ehiti (te) essanti, ehinti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) essasi, ehisi (tumhe) essatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) assāmi (mayaṃ) essāma

3.2.2.3. Mệnh lệnh cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) etu (te) entu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ehi (tumhe) etha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) emi (mayaṃ) ema

3.2.2.4. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) eyya (te) eyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) eyyāsi (tumhe) eyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) eyyāmi (mayaṃ) eyyāma

Chú ý: Về động từ cơ bản "e" (đi) còn được tạo nên với những tiếp đầu ngữ khác nhau, và khi đó nó có những ý nghĩa khác nhau, tùy theo tiếp đầu ngữ ấy; những động từ được hình thành trong những dạng này có phép chia đủ cả ở các thì cách. Các dạng ấy như sau:

  • Ā + i + a = eti (đến).
  • Anu + i + a = anveti (đi theo).
  • Apa + i + a = apeti (đi xa, biến mất).
  • Abhi + saṃ + i + a = abhisameti (hiểu thấu).
  • U + i + a = udeti (mọc lên, nổi lên).
  • Upa + i + a = upeti (lại gần, đổ lại).
  • Saṃ + upa + i + a = samupeti (ban bố, phú cho).
  • Saṃ + u + i + a = samudeti (nổi lên, khởi dậy).

# 3.2.3. Ðộng từ cơ bản "upapajja"

Ðộng từ cơ bản "upapajja" (sinh ra, xuất hiện), do ngữ căn "pad" ghép hợp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "ya" và có tiếp đầu ngữ "upa" hiệp phía trước: "upa + pad + ya = upapajja", hình thức này thuộc nhóm đệ tam ngữ căn.

Ðộng từ cơ bản "upapajja" trong phép chia ở thì quá khứ hiện khứ cách còn có dạng là "udapāda"; ở thì quá khứ cách có đổi dạng là "udapajja" như sau:

3.2.3.1. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) upapajji, udapādi (te) upapajjiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) upapajjo, udapādo (tumhe) upapajjittha, udapādittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) upapajjiṃ, udapādiṃ (mayaṃ) upapajjimhā, udapādimhā

3.2.3.1. Quá khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) udapajjā (te) udapajjū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) udapajjo (tumhe) udapajjittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) udapajjaṃ (mayaṃ) udapajjamhā

Chú ý: Về ngữ căn "pad" còn được tạo thành những dạng động từ cơ bản khác nữa, do nhiều tiếp đầu ngữ khác nhau phối hợp; khi đó mỗi dạng có ý nghĩa khác nhau tùy theo tiếp đầu ngữ của nó.

Ví dụ:

  • Ā + pad + ya = āpajjai (mắc phải, vi phạm).
  • U + pad + ya = uppajjati (phát khởi, sanh lên).
  • Paṭi + pad + ya = paṭipajjati (thực hành, theo đuổi).
  • Saṃ + pad + ya = sampajjati (thành tựu, xảy ra)...

Các dạng trên đây đều có phép chia bình thường, không có điểm đặc biệt như "papajja".

# 3.2.4. Ðộng từ cơ bản "karo"

Ðộng từ cơ bản "karo" (làm, tạo tác), do "kar + o", thuộc nhóm đệ lục ngữ căn, thể năng động. Có phép chia đặc biệt như sau

3.2.4.1. Tiến hành cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) karoti, kubbati (te) karonti, kubbanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) karosi, kubbasi (tumhe) karotha, kubbatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) karomi, kubbāmi (mayaṃ) karoma, kubbāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) kurute, kubbate (te) kubbante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) kuruse, kubbase (tumhe) kuruvhe, kubbavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) kare, kubbe (mayaṃ) kurumhe, kubbamhe

3.2.4.2. Hiện khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) kari, akari, karī, (te) kariṃsu, akariṃsu, akāsuṃ, akāsu, akaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) kari, akari, akaro (tumhe) akarittha asittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) kariṃ, akariṃ (mayaṃ) karimha, akarimha, karimhā, akarimhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) karittha, akarittha, akarā. (te) akarū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) akarise (tumhe) akarivhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) akara (mayaṃ) akarimhe

3.2.4.3. Quá khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) akarā, akā. (te) akarū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) akaro (tumhe) akarotha, akattha, akarattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) akaraṃ, akaṃ (mayaṃ) akaramhā, akamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) akattha (te) akatthuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) akuruse (tumhe) akaravhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) akariṃ (mayaṃ) akaramhase

3.2.4.4. Tương lai cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) karissati, kāhati, kāhiti (te) karissanti, kāhanti, kāhinti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) karissasi, kāhasi, kāhisi (tumhe) karissatha, kāhatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) karissāmi, karissaṃ, kassaṃ, kāhāmi (mayaṃ) karissāma, kassāma, kāhāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) karissate, kāhate (te) karissante, kāhante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) karissase, kāhase (tumhe) karissavhe, kāhavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) karisse, kāhe (mayaṃ) karissāmhe, kāhamhe

3.2.4.5. Điều kiện cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) akarissa, akarissā (te) akarissaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) akarisse (tumhe) akarissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) akarissaṃ (mayaṃ) akarissamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) akarissatha (te) akarissiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) akarissase (tumhe) akarissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) akarissaṃ (mayaṃ) akarissāmhase

3.2.4.6. Mệnh lệnh cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) karotu, kubbatu (te) karontu, kubbantu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) karohi, kubbāhi (tumhe) karotha, kubbatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) karomi, kubbāmi (mayaṃ) karoma, kubbāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) kurutaṃ, kubbaṭaṃ (te) kubbantaṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) karossu, kurussu, kubbassu (tumhe) kuruvho, kubbavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) kare, kubbe (mayaṃ) karomase, kubbāmase

3.2.4.7. Khả năng cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) kareyya, kare, kayirā, kubbe, kubbeyya (te) kareyyuṃ, kayiruṃ, kubbeyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) kareyyāsi, kubbeyyāsi (tumhe) kareyyātha, kubbeyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) kareyyāmi, kubbeyyāmi (mayaṃ) kareyyāma, kubbeyyāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) kayirātha, kubbetha (te) kubberaṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) kubbetho (tumhe) kubbeyyavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) kare, kareyyaṃ, kubbeyyaṃ (mayaṃ) kareyyāmhe, kubbeyyāmhe

Chú ý: Bất định khứ cách của động từ cơ bản "karo" không thấy xuất hiện.

# 3.2.5. Ðộng từ cơ bản "gaccha"

Ðộng từ cơ bản "gaccha" còn có một hình thức nữa là "gama", do căn gam + a. Trong phép chia ở hiện khứ cáchquá khứ cách có nhiều điểm khác thường như sau:

3.2.5.1. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) gacchi, agacchi, gami, agami, agamāsi (te) gacchuṃ, agacchuṃ, gamuṃ, agamuṃ, gacchiṃsu, agacchiṃsu, gamiṃsu, agamiṃsu, agamaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) gaccho, agaccho, gamo, agamo (tumhe) gacchittha, agacchittha, gamittha, agamittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) gacchiṃ, agacchiṃ, gamiṃ, agamiṃ, agamāsiṃ (mayaṃ) gacchimhā, agacchimhā, gamimhā, agamimhā

3.2.5.2. Quá khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) agaccha, agamā, agā (te) agacchū, agamū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) agaccho, agamo (tumhe) agaccattha, agamattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) agaccha, agama, agacchaṃ, agamaṃ (mayaṃ) agacchamhā, agamamhā

Chú ý: Những hình thức agamāsi, agamaṃsu, agamāsiṃ, agā ... là những điểm khác thường, bất qui tắc trong trường hợp này.

# 3.2.6. Ðộng từ cơ bản "gaṇhā"

Ðộng từ cơ bản "gaṇhā" (cầm lấy), do ngữ căn "gah" hiệp với tiếp vĩ ngữ "ṇhā", thuộc nhóm đệ bát ngữ căn; "h" của ngữ căn bị xóa trước tiếp vĩ ngữ. Tuy nhiên, có chỗ lại cho rằng ngữ căn "gah" có động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "ṇā" khi ghép hợp thì "h" và "" đổi vị trí cho nhau: gah + ṇā = gaṇhā.

Ðộng từ cơ bản "gaṇhā" trong phép chia hiện khứ cách, thuộc năng động thể có xảy ra vài điểm khác thường bất qui tắc như sau:

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) gaṇhi, agaṇhi, aggahi, aggahesi. (te) gaṇhiṃsu, agaṇhiṃsu, aggahuṃ, aggahesuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) gaṇho, agaṇho, aggahi, aggahesi (tumhe) gaṇhittha, agaṇhittha, aggahittha, aggahesittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) gaṇhiṃ, agaṇhiṃ, aggahiṃ, aggahesiṃ (mayaṃ) gaṇhimha, agaṇhimha, aggahesimha

Chú ý: Những hình thức aggahi, aggahesi, aggahuṃ, aggahesuṃ, aggahittha, aggahesittha, aggahesiṃ, aggahimha, aggahesimha là những điểm khác thường, bất qui tắc trong trường hợp này.

# 3.2.7. Ðộng từ cơ bản "janā"

Ðộng từ cơ bản "janā" (hiểu biết) do ngữ căn "ñā" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "", thuộc nhóm đệ ngũ ngữ căn. "ñā" được đổi dạng là "" trước tiếp vĩ ngữ. Ðôi khi cũng tìm thấy hình thức nguyên ngữ "ñā" được sử dụng, không đổi dạng.

Phép chia của động từ cơ bản này trong vài thì cách ở năng động thể có xảy ra một vài điểm khác thường, như sau:

3.2.7.1. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) jāni, ajāni, aññāsi (te) jāniṃsu, ajāniṃsu, aññāsuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) jāno, ajāno (tumhe) jānittha, ajānittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) jāniṃ, ajāniṃ, aññāsiṃ (mayaṃ) jānimhā, ajānimhā

3.2.7.2. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) jānissati, ñassati (te) jānissanti, ñassanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) jānissati, ñassati (tumhe) jānissatha, ñassatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) jānissāmi, ñassāmi (mayaṃ) jānissāma, ñassāma

3.2.7.3. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) jāneyya, jāniyā, jaññā (te) jāneyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) jāneyyāsi (tumhe) jāneyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) jāneyyāmi (mayaṃ) jāneyyāma

Chú ý: Những hình thức aññāsi, aññāsuṃ, aññāsiṃ, ñassati, ñassanti, ñassasi, ñassatha, ñassāmi, ñassāma, jaññā là những điểm khác thường, bất qui tắc trong trường hợp này.

# 3.2.8. Ðộng từ cơ bản "tiṭṭha"

Ðộng từ cơ bản "tiṭṭha" (đứng), do ngữ căn "ṭhā" ghép hợp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn. Ngữ căn "ṭhā" đổi thành "tiṭṭha" trước tiếp vĩ ngữ.

Trong phép chia, ở một vài thì cách của động từ cơ bản này có xảy ra một vài điểm lạ, bất qui tắc và thỉnh thoảng vẫn thấy ngữ nguyên "ṭhā" được sử dụng trong phép chia.

3.2.8.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) tiṭṭhati, ṭhāti (te) tiṭṭhanti, ṭhanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) tiṭṭhasi, ṭhāsi (tumhe) tiṭṭhatha, ṭhātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) tiṭṭhāmi, ṭhāmi (mayaṃ) tiṭṭhāma, ṭhāma

3.2.8.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) aṭṭhāsi (te) aṭṭhhaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) aṭṭho, aṭṭhāsi (tumhe) aṭṭhattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) aṭṭhāsiṃ (mayaṃ) aṭṭhaha

3.2.8.3. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ṭhassati (te) ṭhassanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ṭhassasi (tumhe) ṭhassatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ṭhassāmi (mayaṃ) ṭhassāma

3.2.8.4. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) tiṭṭhe, tiṭṭheyya (te) tiṭṭheyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) tiṭṭheyyāsi (tumhe) tiṭṭheyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) tiṭṭheyyāmi (mayaṃ) tiṭṭheyyāma

# 3.2.9. Ðộng từ cơ bản "datā" và "de"

Ðộng từ cơ bản "datā" và "de" đều có nghĩa là "cho". Chúng được lập nên từ ngữ căn "" ghép hợp với tiếp vĩ ngữ "a" và "e" (dā + a = dadā; dā + e = de). Chúng thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn (động từ tướng là a), và là hình thức năng động thể.

Về phép chia của dạng động từ cơ bản này, có một vài điểm dị biệt bất thường. Chúng không có dạng chia bất định khứ cách và không tìm thấy thụ động thể của tiến hành cách, hiện khứ cách, tương lai cách, điều kiện cách và mệnh lệnh cách.

3.2.9.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) dadāti, deti (te) dadanti, denti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) dadāsi, desi (tumhe) dadātha, detha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) dadāmi, demi, dammi (mayaṃ) dadāma, dema, damma

3.2.9.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) dadi, adadi, adāsi (te) dadiṃsu, adadiṃsu, daduṃ, adaduṃ, adaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) dado, adado, adāsi (tumhe) adadattha, adattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) dadiṃ. adadiṃ, adasiṃ (mayaṃ) dadimhā, adadimhā, dadimha, adadimha, adamha, adāsimha

3.2.9.3. Quá khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) adadā, adā (te) adadu, dadu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) adado, dado (tumhe) adadattha, adattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) adadaṃ, adaṃ (mayaṃ) adamhā, adadamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) adadattha, adattha (te) adadatthuṃ, adatthuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) adadase (tumhe) adadavhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) adadiṃ (mayaṃ) adadamhase

3.2.9.4. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) dadissati, dassati (te) dadissanti, dassanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) dadissasi, dassasi (tumhe) dadissatha, dassatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) dadissāmi, dassāmi, dassaṃ (mayaṃ) dadissāma, dassāma

3.2.9.5. Điều kiện cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) adadissā, dadissā (te) adadissaṃsu, dadissaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) adadisse, dadisse (tumhe) adadissatha, dadissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) adadissaṃ, dadissaṃ (mayaṃ) adadissamhā, dadissamhā

3.2.9.6. Mệnh lệnh cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) dadātu, detu (te) dadantu, dentu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) dadāhi, dehi (tumhe) dadatha, detha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) dadāmi, dademi, dammi (mayaṃ) dadāma, dema, damma

3.2.9.7. Khả năng cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) dadi, dadeyya, deyya, dajjeyya, dajjā (te) dadeyyuṃ, deyyuṃ, dajjeyyuṃ, dajjuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) dadeyyāsi, deyyāsi, dajjeyyāsi, dajjāsi (tumhe) dadeyyātha, deyyātha, dajjeyyātha, dajjātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) dadeyyāmi, dajjeyyāmi, dajjāmi (mayaṃ) dadeyyāma, dajjeyyāma, dajjāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) dadetha, dajjetha (te) daderaṃ, dajjeraṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) dadetho, dajjetho (tumhe) dadeyyavho, dajjavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) dadeyyaṃ, dajjaṃ (mayaṃ) dadeyyāmhe, dajjāmhe

Chú ý: Cần lưu ý các điểm khác lạ, bất qui tắc.

# 3.2.10. Ðộng từ cơ bản "pajaha"

Ðộng từ cơ bản "pajaha", do "pa + hā + a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể.

Trong phép chia hiện khứ cách, ngôi thứ ba, số ít còn thấy có hình thức là "pahāsi".

# 3.2.11. Ðộng từ cơ bản "passa"

Ðộng từ cơ bản "passa", do ngữ căn "dis" ghép hợp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a" thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn năng động thể. Ngữ căn "dis" còn được tìm thấy ở một dạng động từ cơ bản nữa là "dakkha", tương đương với dạng "passa".

Về phép chia của hình thức động từ cơ bản này trong một vài thì cách năng động thể có xảy ra điểm dị thường, như sau:

3.2.11.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) passati, dakkhati (te) passanti, dakkhanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) passasi, dakkhasi (tumhe) passatha, dakkhatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) passāmi, dakkhāmi (mayaṃ) passāma, dakkhāma

3.2.11.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) passi, apassi, adakkhi (te) passiṃsu, apassiṃsu, dakkhiṃsu, adakkhiṃsu, addasaṃsu, addasuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) passi, apassi, addakkho (tumhe) passittha, apassittha,dakkhittha, adakkhittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) passiṃ, apassiṃ, dakkhiṃ, addakkhiṃ, addasaṃ, addasāsiṃ (mayaṃ) passimha, apassimha, dakkhimha, addakkhimha

3.2.11.3. Quá khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apassā, addakkhā, addasā, adissā (te) apassuṃ, addakkhuṃ, addakkhu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apasso, addakkho (tumhe) apassittha, addakkhittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apassaṃ, addakkhaṃ (mayaṃ) apassamhā, addakkhamhā

3.2.11.4. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) passissati, dakkhissati, dakkhiti (te) passissanti, dakkhissanti, dakkhinti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) passissasi, dakkhissasi, dakkhisi (tumhe) passissatha, dakkhissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) passissāmi, dakkhissāmi (mayaṃ) passissāma, dakkhissāma

# 3.2.12. Ðộng từ cơ bản "brū"

Ðộng từ "brū" (nói) thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, có động từ tướng là "a". Ngữ căn "brū" vì là loại khuyết thể nên hình thức cơ bản của nó bất định; khi là "brū", khi lại là "bruva", lúc thì "brava", lại trong bất định khứ cách còn gặp hình thức là "āhu" nữa. Loại này chỉ thuộc năng động thể, nhưng không gặp điều kiện cách. Phép chia của "brū" như sau:

3.2.12.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) brūti, bruvīti, bravīti (te) bruvanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) brūsi (tumhe) brūtha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) brūmi (mayaṃ) brūma

3.2.12.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) abravi (te) abravuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) abravo (tumhe) abravittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) abraviṃ (mayaṃ) abravimhā

3.2.12.3. Quá khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) abravā (te) abravū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) abravho (tumhe) abravittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) abravaṃ (mayaṃ) abravamhā

3.2.12.4. Bất định khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) āha (te) āhu, āhaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) brave (tumhe) bravittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) bravaṃ (mayaṃ) bravimha

3.2.12.5. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) bravissati (te) bravissanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) bravissasi (tumhe) bravissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) abravissaṃ (mayaṃ) abravissamhā

3.2.12.6. Mệnh lệnh cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) bruvatu (te) bruvantu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) brūhi (tumhe) brūma
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) brūmi (mayaṃ) brūma

3.2.12.7. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) bruve (te) bruveyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) bruveyyāsi (tumhe) bruveyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) bruveyyāmi (mayaṃ) bruveyyāma

# 3.2.13. Ðộng từ cơ bản "labha"

Ðộng từ cơ bản "labha" (được), do ngữ căn "labh" hiệp động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể.

Về phép chia thì cách của động từ cơ bản này cũng như thông thường, tuy nhiên ở hiện khứ cách và tương lai cách lại có xảy ra một vài hình thái đặc biệt, như sau:

3.2.13.1. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) labhi, alabhi, alattha (te) labhiṃsu, alabhiṃsu, alatthuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) labhi, alabhi (tumhe) labhittha, alabhittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) labhiṃ, alabhiṃ, alatthaṃ (mayaṃ) labhimha, alabhimha, labhimhā, alabhimhā

3.2.13.2. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) labhissati, lacchati (te) labhissanti, lacchanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) labhissasi, lacchasi (tumhe) labhissatha, lacchatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) labhissāmi, lacchāma (mayaṃ) labhissāma, lacchāma

# 3.2.14. Ðộng từ cơ bản "vaca"

Ðộng từ cơ bản "vaca" (nói), đôi khi tìm thấy có hình thức là "vakkha" nữa. Chúng do ngữ căn "vac" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, dạng năng động thể.

Về phép chia của động từ cơ bản, ở một vài thì cách như hiện khứ cách, quá khứ cách, tương lai cách có xảy ra một vài điểm khác thường, như sau:

3.2.14.1. Hiện khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) avacī, avacāsi (te) avocuṃ, avaciṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) avoco (tumhe) avocuttha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) avociṃ (mayaṃ) avocumhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) avoca (te) avocu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) avacase (tumhe) avocivhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) avociṃ (mayaṃ) avocimhe

3.2.14.2. Quá khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) avacā (te) avacū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) avaco (tumhe) avacuttha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) avacaṃ (mayaṃ) avacumhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) avacuttha (te) avacutthaṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) avacase (tumhe) avacavhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) avaciṃ (mayaṃ) avacāmha

3.2.14.3. Tương lai cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vakkhati, vakkhissati (te) vakkhanti, vakkhissanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) vakkhasi, vakkhissasi (tumhe) vakkhatha, vakkhissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) vakkhāmi, vakkhissāmi (mayaṃ) vakkhāma, vakkhissāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vakkhate, vakkhissate (te) vakkhante, vakkhissanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) vakkhase, vakkhissase (tumhe) vakkhavhe, vakkhissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) vakkhaṃ, vakkhissaṃ (mayaṃ) vakkhāmhe, vakkhissāmhe

# 3.2.15. Ðộng từ cơ bản "vada"

Ðộng từ cơ bản "vada" (nói), do ngữ căn "vad" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn.

Ðộng từ này đôi khi còn gặp hình thức cơ bản là "vade" (vad + e) và "vajja" (vad + ya). Vada, vadevajja đều là hình thức cơ bản năng động thể, tuy nhiên, riêng về hình thức "vajja" cũng có thể trùng lẫn với hình thức cơ bản thụ động thể. Bởi vì tiếp vĩ ngữ tạo nên thụ động thể là "ya", khi ngữ căn "vad" hiệp với "ya" thì thành "vajja"; hoặc chính "vada" ghép với "ya" có xen "i" trung gian, thành "vadiya", đều có nghĩa cơ bản thụ động thể. Vậy khi sử dụng cần chú ý xem xét ý nghĩa

Sau đây là một vài phép chia cách thì của động từ cơ bản trên:

3.2.15.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vadati, vadeti, vajjati (te) vadanti, vadenti, vajjanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) vadasi, vadesi, vajjasi (tumhe) vadatha, vadetha, vajjatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) vadāmi, vademi, vajjāmi (mayaṃ) vadāma, vadema, vajjāma

3.2.15.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vadi, avadi, vadittha, avadittha (te) vaduṃ, avaduṃ, vadiṃsu, avadiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) vado, avado, vadi, avadi (tumhe) vadittha, avadittha
Thứ nhất Ut. (a(ahaṃ) vadiṃ, avadiṃ (mayaṃ)vadimha, avadimha, vadimhā, avadimhā

3.2.15.3. Mệnh lệnh cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vadatu, vadetu, vajjatu (te) vadantu, vadentu, vajjantu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) vada, vadāhi, vajjāhi (tumhe) vadatha, vadetha, vajjatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) vadāmi, vademi, vajjāmi (mayaṃ) vadāma, vadema, vajjāma

3.2.15.4. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vade, vadeyya, vajje, vajjeyya (te) vadeyyuṃ, vajjeyyuṃ, vajjuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) vadeyyāsi, vajjāsi (tumhe) vadeyyātha, vajjātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) vadeyyāmi, vajjāmi (mayaṃ) vadeyyāma, vajjāma

Chú ý: Ở thể sai bảo của động từ này được tạo thành với tiếp vĩ ngữ "ṇāpe" mà không với "ṇe", vì nếu hình thành với "ṇe"(vad + ṇe = vādeti) thì sẽ bị nhầm lẫn với động từ "vādeti", nghĩa là "chơi nhạc cụ"; và ở đây "vādāpeti" (vad + ṇāpe = vādāpe) mới có nghĩa là "khiến nói, làm cho phát ngôn".

# 3.2.16. Ðộng từ cơ bản "vihara"

Ðộng từ cơ bản "vihara" (trú ngụ), do ngữ căn "har" có tiếp đầu ngữ "vi" đi kèm và hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn và là hình thức năng động thể.

Ðộng từ cơ bản "vihara" trong phép chia thì cách, như hiện khứ cách, tương lai cách có xảy ra một vài hình thái dị thường, như sau:

3.2.16.1. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) vihari, vihāsi (te) vihariṃsu, vihaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) viharo, vihari (tumhe) viharittha, vihāsittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) vihariṃ, vihāsiṃ (mayaṃ) viharimha, vihāsimha

3.2.16.2. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) viharissati, vihassati (te) viharissanti, vihassanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) viharissasi, vihassasi (tumhe) viharissatha, vihassatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) viharissāmi, viharissaṃ, vihassaṃ (mayaṃ) viharissāma, vihassāma

3.2.16.3. Điều kiện cách, năng động thể

Ở cách này, ngoài các dạng bình thường, còn tìm thấy trong ngôi thứ nhất số nhiều có dạng đặc biệt nữa là "viharemu".

# 3.2.17. Ðộng từ cơ bản "sakko"

Ðộng từ cơ bản "sakko" (có thể), do ngữ căn "sak" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "o", thuộc nhóm đệ lục ngữ căn, năng động thể. Ngoài ra còn tìm thấy một hình thức cơ bản của ngữ căn "sak" nữa là "sakkuṇā", do căn "sak" hiệp với tiếp vĩ ngữ "uṇā", thuộc nhóm đệ tứ ngữ căn, cũng là năng động thể.

Về phép chia của hình thức cơ bản động từ này trong một vài thì cách có xảy ra dị biệt, như sau:

3.2.17.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) sakkoti, sakkati, sakkuṇāti (te) sakkonti, sakkuṇanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) sakkosi, sakkuṇāsi (tumhe) sakkotha, sakkuṇātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) sakkomi, sakkuṇāmi (mayaṃ) sakkoma, sakkuṇāma

3.2.17.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) sakkhi, asakkhi, sakkuṇi (te) sakkhiṃsu, asakkhiṃsu, sakkuṇiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) sakkhi, sakkuṇi (tumhe) sakkhittha, sakkuṇittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) sakkhiṃ, asakkhiṃ (mayaṃ) sakkhimha, asakkhimha, asakkhimhā

3.2.17.3. Tương lai cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) sakkhati, sakkhīti, sakkhissati, sakuṇissati (te) sakkhanti, sakkhinti, sakkhissanti, sakuṇissanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) sagghasi, sakuṇissasi, sakkhissasi (tumhe) sakkhissatha, sakuṇissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) sakkhissāmi, sakuṇissāmi (mayaṃ) sakkhissāma, sakuṇissāma

3.2.17.4. Khả năng cách, năng động thể

Ở cách này, ngoài các dạng bình thường, còn tìm thấy trong ngôi thứ nhất số nhiều có dạng đặc biệt nữa là "sakkuṇemu".

# 3.2.18. Ðộng từ cơ bản "suṇā" và "suṇo"

Ðộng từ cơ bản "suṇā" và "suṇo" (nghe), do ngữ căn "su" hiệp với 2 động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "ṇā" và "ṇo", thuộc nhóm đệ tứ ngữ căn, năng động thể.

Trong phép chia, ở một vài thì cách chúng có xảy ra một ít điểm dị biệt, như sau:

3.2.18.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) suṇāti, suṇoti (te) suṇanti, sunonti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) suṇāsi, suṇasi, suṇosi (tumhe) suṇātha, suṇatha, suṇotha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) suṇāmi, suṇomi (mayaṃ) suṇāma, suṇoma

3.2.18.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) suṇi, asuṇi, assosi (te) suṇisu, asuṇiṃsu, assosuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) suṇo, asuṇo, assosi (tumhe) suṇittha, asuṇittha, assittha, assuttha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) suṇiṃ, asuṇiṃ, assosiṃ (mayaṃ) siṇimha, asuṇimha, assumha

3.2.18.3. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) suṇe, suṇeyya (te) suṇeyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) suṇeyyāsi (tumhe) suṇeyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) suṇeyyāmi (mayaṃ) suṇeyyāma

# 3.2.19. Ðộng từ cơ bản "hana"

Ðộng từ cơ bản "hana" (giết hại) do ngữ căn "han" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a", thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể.

Có hai hình thức cơ bản nữa là "vadhe" (vadh + e) cũng đồng nghĩa với "hana", dùng thay nhau được. Sau đây là một vài phép chia thì cách của chúng:

3.2.19.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hanati, hanti, vadheti, ghāteti (te) hananti, hanti, vadhenti, ghātenti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hanasi, vadhesi, ghātesi (tumhe) hanatha, vadhetha, ghātetha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) hanāmi, vadhemi, ghātemi (mayaṃ) hanāma, vadhema, ghātema

3.2.19.2. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hani, ahani, vadhi, avadhi, ghātayi, aghātayi (te) vadhiṃsu, avadhiṃsu, ghātayiṃsu, aghātayiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hani, ahani, hano, ahano, vadho, avadho, ghātayo, aghātayo (tumhe) hanittha, ahanittha, vadhittha, avadhittha, ghātayittha, aghātayittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) haniṃ, ahaniṃ, vadhiṃ, avadhiṃ, ghātayiṃ, aghātayiṃ (mayaṃ) hanimhā, ahanimhā, vadhimhā, avadhimhā, ghātayimhā, aghātayimhā

3.2.19.3. Khả năng cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) haneyya, hane, haññe, vadheyya, ghāteyya (te) haneyyuṃ, vadheyyuṃ, ghāteyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) haneyyāsi, vadheyyāsi, ghāteyyāsi (tumhe) haneyyātha, vadheyyātha, ghāteyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) haneyyāmi, vadheyyāmi, ghāteyyāmi (mayaṃ) haneyyāma, vadheyyāma, ghāteyyāma

# 3.2.20. Ðộng từ cơ bản "hara"

Ðộng từ cơ bản "hara" (mang đi) do ngữ căn "har" hiệp với động từ tướng là tiếp vĩ ngữ "a" thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, năng động thể.

Về phép chia thì cách, ở hiện khứ cách có xảy ra vài dạng khác thường như sau:

3.2.20.1. Hiện khứ cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hari, ahari, ahāsi (te) hariṃsu, ahariṃsu, ahaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) haro, aharo, hari, ahari, ahāsi (tumhe) harittha, aharittha, ahāsittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) hariṃ, ahariṃ, ahāsiṃ (mayaṃ) harimha, harimhā, aharimha, aharimhā, ahasimhā

# 3.2.21. Ðộng từ cơ bản "ho"

Ðộng từ cơ bản "ho" (là, có) do ngữ căn "" hiệp với tiếp vĩ ngữ "a" (động từ tướng). Có chỗ nói rằng ngữ căn "" là hình thức giản lược của ngữ căn "bhū" (cũng có nghĩa: là, có ...). Ðộng từ cơ bản "ho" thuộc nhóm đệ nhất ngữ căn, và là hình thức cơ bản năng động thể.

Về phép chia thì cách của động từ cơ bản này như sau:

3.2.21.1. Tiến hành cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hoti (te) honti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hosi (tumhe) hotha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) homi (mayaṃ) homa

3.2.21.2. Hiện khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ahosi, ahū, ahu (te) ahesuṃ, ahuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ahuvo, ahosi (tumhe) ahuvattha, ahosittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ahosiṃ, ahuṃ, ahuvāsiṃ (mayaṃ) ahosimhā, ahumhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ahuvā (te) ahuvā
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ahuvase (tumhe) ahuvivhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ahu, ahuva (mayaṃ) ahuvimhe

3.2.21.3. Quá khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ahuvā (te) ahuvū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ahuvo (tumhe) ahuvattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ahuvaṃ (mayaṃ) ahuvamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ahuvattha (te) ahuvatthuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ahuvase (tumhe) ahuvavhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ahuviṃ (mayaṃ) ahuvamhase

3.2.21.4. Tương lai cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hessati, hehissati, hohissati, hehiti (te) hessanti, hehissanti, hohinti, hehinti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hessasi, hehissasi, hohissasi, hehisi (tumhe) hessatha, hehissatha, hohissatha, hehitha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) hessāmi, hehissāmi, hohissāmi, hehāmi (mayaṃ) hessāma, hehissāma, hohissāma, hehāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hessate, hohissate, hehissate (te) hessante, hohissante, hehissante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hessase, hohissase, hehissase (tumhe) hessavhe, hohissavhe, hehissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) hessaṃ, hohissaṃ, hehissaṃ (mayaṃ) hessāmhe, hohissāmhe, hehissāmhe

3.2.21.5. Điều kiện cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ahuvissā (te) ahuvissaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ahuvisse (tumhe) ahuvissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ahuvissaṃ (mayaṃ) ahuvissamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) ahuvissatha (te) ahuvissiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) ahuvissase (tumhe) ahuvissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) ahuvissaṃ (mayaṃ) ahuvissāmhe

3.2.21.6. Mệnh lệnh cách, năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hotu (te) hontu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hosi (tumhe) hotha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) homi (mayaṃ) homa

Chú ý: Ở cách này không có gì lạ xảy ra.

3.2.21.7. Khả năng cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) heyya, huveyya (te) heyyuṃ, huveyyeyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) heyyāsi, huveyyāsi (tumhe) heyyātha, huveyyāth
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) heyyāmi, huveyyāmi (mayaṃ) heyyāma, huveyyāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) hetha, huvetha (te) heraṃ, huveraṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) hetho, huvetha (tumhe) heyyāvho, huveyyāvho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) huvaṃ, huveyyaṃ (mayaṃ) heyyāmhe, huveyyāmhe

Chú ý: Bất định khứ cách của động từ "ho" không được tìm thấy.

# 3.3. Một số ngữ căn lạ

Ngữ căn lạ tức là nói đến những ngữ căn có cách đặc biệt đáng chú ý.

1. Ngữ căn "gam" (đi) có hai hình thức động từ cơ bản là "gama" (như gamati) và "gaccha" (như gacchati) ... cả hai cũng đều có động từ tướng là "a".

2. Ngữ căn "jir" (già lụn) có hai hình thức cơ bản động từ là "jīra" (như jirati) và "yīya"(như jīyati)

  • "Jīra" do "jir + a".
  • "Jīya" do "jir + a".

Ghi chú:

  • Jīrati ngoài ý nghĩa " trở nên già lụn, tàn lụn" còn có nghĩa là "lớn lên, trưởng thành". Ví dụ: "Apassut'āyaṃ puriso balivaddo' va jīrati" (Một người ít học, trưởng thành như con bò).
  • Jīrati thành thể sai bảo là " jīrāpeti" ... có nghĩa "tiêu hóa". Ví dụ: "Jīrāpetuṃ asakkonto" (Không thể tiêu hóa).

3. Ngữ căn "mar" (chết) có hai hình thức cơ bản là "mara" (như marati) và "mīya hay miyya" (như mīyati hay miyyati).

  • "Mara" do "mar + a".
  • "Mīya" hay "miyya" do mar + ya".

4. Ngữ căn "han" (giết hại) có hai hình thức cơ bản là "hana" (như hanati) và "ghāte" (như ghāteti).

  • "Hana" do "han + e".
  • "Ghāte" do "han + e".

5. Ngữ căn "hā" (bỏ rơi) có hai hình thức:

  • "" hiệp với động từ tướng "a" có hình thức cơ bản là "jaha" hay "jahā" (như jahati, jahāti ...) mang ý nghĩa là từ bỏ, rời bỏ .
  • "" hiệp với động từ tướng "ya" có hình thức cơ bản là "hāya" (như hāyati ...) mang ý nghĩa là "mất đi, sút giảm".