# Động từ thụ động thể

Ðịnh nghĩa: Ðộng từ thụ động thể là tiếng động từ diễn đạt ý nghĩa hành động mà chủ từ là thụ nhân, nhận lấy hậu quả.

Thí dụ:

  • So kumāro paharīyati. (Cậu bé ấy bị đánh)
  • Ayaṃ dhammo satthārā desīyi (Giáo pháp này đã được thuyết bởi bậc Ðạo sư)

# 1. Tiếp vĩ ngữ thụ động thể

Ở thụ động thể chỉ sử dụng duy nhất tiếp vĩ ngữ pacaya là "ya".

Tiếp vĩ ngữ "ya" ở đây, dùng khác hẳn với hình thức tiếp vĩ ngữ "ya" là động từ tướng của nhóm đệ tam ngữ căn divādigaṇa thuộc năng động thể.

Ðộng từ tướng "ya" của nhóm đệ tam ngữ căn chỉ được ghép với ngữ căn dhātu để lập thành hình thức cơ bản năng động thể; còn tiếp vĩ ngữ "ya" ở đây có thể ghép cả với ngữ căn hoặc động từ cơ bản nào đó, để lập thành hình thức cơ bản thụ động thể.

# 2. Sự hình thành động từ thụ động thể

Ðộng từ cơ bản thụ động thể được hình thành bằng 2 cách:

  • Với ngữ căn.
  • Với thành phần cơ bản năng động thể.

# 2.1. Tiếp vĩ ngữ "ya" ghép với ngữ căn

Ðộng từ cơ bản thụ động thể có thể được hình thành do đặt tiếp vĩ ngữ "ya" ghép với ngữ căn. Như sau:

2.1.1. "ya" trực tiếp ghép vào ngữ căn đơn âm (mà không cần biến đổi gì cả).

Thí dụ:

  • Ña (biết) + ya = ñāya ( ñāyati: bị biết).
  • Lū (cắt) + ya = lūya (lūyati: bị cắt).
  • Bhū (là) + ya = bhūya (bhūyati: bị thành).

2.1.2. Ngữ căn đơn âm kết thúc là "ā" đôi khi biến thành ī trước tiếp vĩ ngữ.

Thí dụ:

  • Dā (cho) + ya = dīya (dīyati:được cho).
  • Dhā (mang) + ya = dhīya (dhīyati: được mang).
  • Hā (giảm) + ya = hīya (hīyati: bị giảm).
  • Upa + mā (so sánh) + ya = upamīya (upamīyati: bị so sánh).

2.1.3. Những ngữ căn đơn âm kết thúc là "i" hay "u" đôi khi biến thành trường âm trước tiếp vĩ ngữ "ya".

Thí dụ:

  • Ni (dẫn) + ya = nīya (nīyati: được dẫn).
  • Ci (chứa) + ya = cīya (cīyati: được chứa).
  • Su (nghe) + ya = sūya (sūyati: được nghe)...

2.1.4. Ðôi khi phụ âm "y" của tiếp vĩ ngữ được gấp đôi sau ngữ căn đơn âm.

Thí dụ:

  • Ni (dẫn) + ya = niyya (niyyati: được dẫn).
  • Ci (chứa) + ya = ciyya (ciyyati: được chứa).
  • Su (nghe) + ya = suyya (suyyati: được nghe).
  • Dā (cho) + ya = diyya (diyyati: được cho). (dā được biến thành dī, trường hợp đặc biệt).

2.1.5. Nếu là ngữ căn đa âm (nghĩa là từ có hơn một âm đọc) thì phụ âm "y" của tiếp vĩ ngữ sẽ cùng với phụ âm cuối của ngữ căn có thể bị đồng hóa, hay biến dạng, hoặc thay đổi vị trí cho nhau.

Thí dụ:

Trường hợp bị đồng hóa

  • Pac (nấu) + ya = pacca (paccati: bị nấu).
  • Muc (thoát) + ya = mucca (muccati: được thoát).
  • Dis (thấy) + ya = dissa (dissati: được thấy).
  • Vac (nói) + ya = vucca (vuccati: được nói).
  • Vas (sống) + ya = vussa (vussati: được an cư). (vac và vas là những ngữ căn bất thường "a" của chúng biến thành "u").

Trường hợp cùng biến dạng

  • Khād (ăn) + ya = khajja (khajjati: bị ăn).
  • Chid (cắt) + ya = chijja (chijjati: bị cắt).
  • Badh (cột) + ya = bajjha (bajjhati: bị cột).
  • Bhid (vỡ) + ya = bhijja (bhijjati: bị vỡ).
  • Labh (được) + ya = labbha (labbhati: được nhận).
  • Han (giết) + ya = hañña (haññati: bị giết) ...

Trường hợp đổi vị trí cho nhau

  • Gah (cầm) + ya = gayha (gayhati: bị cầm).
  • Dah (đốt) + ya = dayha (dayhati: bị đốt cháy).
  • Vah (đem) + ya = vayha (vuyhati: được đem đi). (a của vah biến thành "u", ngoại lệ).

Hầu như chỉ đối với những ngữ căn đa âm tận cùng bằng "h" mới có xảy ra trường hợp "đổi vị trí cho nhau".

# 2.2. Tiếp vĩ ngữ "ya" ghép với thành phần cơ bản năng động thể

Ðộng từ cơ bản thụ động thể có thể được hình thành do đặt tiếp vĩ ngữ "ya" ghép với thành phần cơ bản năng động thể. Như sau:

"ya" được ghép vào thành phần cơ bản năng động thể của 8 nhóm dhātugana bằng cách trực tiếp, nhưng nguyên âm cuối của từ cơ bản này sẽ được thay bằng "i" hoặc "ī" trước tiếp vĩ ngữ.

Thí dụ:

Thay "i" nếu từ cơ bản tận cùng là "a"

  • Paca (nấu) + ya = paciya (paciyati: bị nấu).
  • Bhuñja (ăn) + ya = bhuñjiya (bhuñjiyati: được ăn).
  • Sibba (may) + ya = sibbiya (sibbiyati: được may) ...

Thay "ī" nếu từ cơ bản tận cùng không là "a"

  • Suṇā (nghe) + ya = suṇīya (suṇīyati: được nghe).
  • Kinā (mua) + ya = kinīya (kinīyati: bị mua).
  • Karo (làm) + ya = karīya (karīyati: bị làm).
  • Māre (giết) + ya = mārīya (mārīya: bị giết).
  • Gaṇhā (cầm) + ya = gaṇhīya (gaṇhīyati: bị cầm)

# 3. Phép chia động từ thụ động thể

Mặc dù có đến 8 nhóm ngữ căn hay nhiều hình thức cơ bản năng động thể, nhưng khi chúng trở thành cơ bản thụ động thể đều có một hình thức tiếp vĩ ngữ là "ya", do hình thức cơ bản thụ động thể chỉ tận cùng bằng "a"; vì thế chúng có phép chia vĩ ngữ các thì cách theo một qui tắc đơn giản chung.

Sau đây là mẫu chia thì cách của động từ cơ bản thụ động thể "pacca" (bị nấu):

# 3.1. Tiến hành cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccati (te) paccanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccasi (tumhe) paccatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paccāmi (mayaṃ) paccāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccate (te) paccante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccase (tumhe) paccavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacce (mayaṃ) paccāmhe

# 3.2. Hiện khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacci, apacci, paccī, apaccī (te) paccuṃ, pacciṃsu, apacciṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacco, apacco, pacci, apacci (tumhe) paccittha, apaccittha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacciṃ, apacciṃ (mayaṃ) paccimhā, apaccimhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacittha, apaccittha (te) paccū, apaccū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccise, apaccise (tumhe) paccivhaṃ, apaccivhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paccaṃ, apaccaṃ, pacca, apacca (mayaṃ) paccimhe, apaccimhe

# 3.3. Quá khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apaccā (te) apaccū
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apacco (tumhe) apaccattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apacca, apaccaṃ (mayaṃ) apaccamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apaccattha (te) apaccatthuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apaccase (tumhe) apaccavhaṃ
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apacciṃ (mayaṃ) apaccimhase

# 3.4. Bất định khứ cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) papacca (te) papaccu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) papacce (tumhe) papaccattha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) papacca (mayaṃ) papaccamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) papaccattha (te) papaccare
Thứ hai Ma. (tvaṃ) papaccattho (tumhe) papaccavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) papacci (mayaṃ) papaccimhe

# 3.5. Tương lai cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccissati (te) paccissanti
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccissasi (tumhe) paccissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paccissāmi (mayaṃ) paccissāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccissate (te) paccissante
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccissase (tumhe) paccissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paccisse (mayaṃ) paccissāmhe

# 3.6. Điều kiện cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apaccissā (te) apaccissaṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apaccisse (tumhe) apaccissatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apaccissaṃ (mayaṃ) apaccissamhā

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) apaccissatha (te) apaccissiṃsu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) apaccissase (tumhe) apaccissavhe
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) apaccissaṃ (mayaṃ) apaccissāmhase

# 3.7. Mệnh lệnh cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccatu (te) paccantu
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacca, paccāhi (tumhe) paccatha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) paccāmi (mayaṃ) paccāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccataṃ (te) paccataṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccassu (tumhe) paccavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacce (mayaṃ) paccāma

# 3.8. Khả năng cách

Năng động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) pacce, pacceyya (te) pacceyyuṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) pacceyyāsi (tumhe) pacceyyātha
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacceyyāmi (mayaṃ) pacceyyāma

Thụ động thể

Ngôi Pāli Số ít Số nhiều
Thứ ba Pa. (so) paccetha (te) pacceraṃ
Thứ hai Ma. (tvaṃ) paccetho (tumhe) pacceyyavho
Thứ nhất Ut. (ahaṃ) pacceyyaṃ (mayaṃ) pacceyyāmhe