# Luật hợp âm

Khi hai chữ cái trong cùng một danh từ hay trong hai danh từ khác nhau được phối hợp để thuận tiện phát âm, thì sự phối hợp ấy được gọi là luật hợp âm sandhi.

Luật hợp âm được chia ra 3 trường hợp :

1. Hợp âm giữa các nguyên âm sarasandhi : Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ khác bắt đầu bằng một nguyên âm, hoặc khi hai nguyên âm kề nhau của cùng một chữ được liên kết lại với nhau.

2. Hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm byañjanasandhi : Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ bắt đầu bằng một phụ âm.

3. Hợp âm giữa và một nguyên âm hoặc một phụ âm niggahītasandhi. Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng được nối liền với một chữ bắt đầu hoặc bằng một nguyên âm, hoặc bằng một phụ âm.

Ngoài ra còn có Hợp âm hỗn hợp, tuy nhiên chỉ xảy ra với một số ít trường hợp cụ thể.

# Các cách biến đổi của luật hợp âm

Khi hai từ ghép với nhau, một từ có tận cùng bằng nguyên âm hoặc phụ âm "", và một từ kia có bắt đầu bằng nguyên âm hay phụ âm, để dễ dàng phát âm cho hai từ ấy, người ta có thể tiếp âm giữa chữ cuối cùng của một từ với chữ bắt đầu của một từ, bằng nhiều các cách sau (những cách này được gọi là sandhikiriyopakaraṇa)

1. Bỏ chữ lopa, tức là bỏ âm trước, giữ âm sau; hay bỏ âm sau giữ âm trước.

2. Ðổi chữ ādesa, tức hai chữ cái tiếp nhau, có thể được thay dạng để thuận âm.

3. Biến dạng chữ vikāra, là khi nguyên âm "i" hoặc "ī", hay "u" hoặc "ū" gặp một nguyên âm khác, thì có thể được biến dạng thành chữ khác.

4. Làm thành trường âm dīgha, là khi một nguyên âm ngắn gặp một âm khác, thì trở thành âm dài.

5. Làm thành đoản âm rassa, là khi một nguyên âm dài gặp một phụ âm, lại trở thành âm ngắn.

6. Xen chữ āgama, là khi muốn tránh tình trạng có kẽ hở giữa hai âm kề nhau, thì có một chữ khác xen vào làm trung gian.

7. Ghép chữ saṃyoga, là khi một phụ âm đứng sau một nguyên âm tận cùng của từ khác, thì phụ âm ấy có thể thành phụ âm kép.

8. Ðể tự nhiên pakati, là cũng có trường hợp các âm kề nhau mà không xảy ra tình trạng thay đổi nào, vẫn để bình thường.

Nên chú ý phân biệt cho tường tận từng cách tiếp âm, để khi gặp các trường hợp xảy ra trong cú pháp, ta có thể tách rời và định đoán được nghĩa dịch một cách dễ dàng.

# Hợp âm giữa các nguyên âm

  • Nguyên âm cuối của từ trước gọi là nguyên âm trước.
  • Nguyên âm đầu của từ sau gọi là nguyên âm sau.

# 1. Xóa nguyên âm trước

Một nguyên âm đứng trước một nguyên âm khác đôi khi bị hủy bỏ. Trường hợp này gọi là pubbasaralopasandhi

Ví dụ:

  • a trước a : Vandiya + aggaṃ = vandiyaggaṃ.
  • a trước ā : Tān' eva + āsanāni = tān' evāsanāni.
  • a trước u : Amanussa + upaddavo = amanussupaddavo.
  • ā trước i : Paññā + indriyaṃ = paññindriyaṃ.
  • i trước i : Tīni + imāni = tīnimāni.
  • i trước e : No hi + etaṃ = no h' etaṃ.
  • ī trước o : Bhikkhunī + ovādo = bhikkhunovādo.
  • u trước u : Mātu + upaṭṭhānaṃ = mātupaṭṭhānaṃ.
  • u trước ā : Sametu + āyasmā = sametāyasmā.
  • e trước a : Dhanaṃ me + atthi = dhanaṃ matthi.
  • e trước e : Sabbe + eva = sabb' eva.
  • o trước e : Asanto + ettha = asant' ettha.
  • o trước a : Tayo + assu = tayassu.

Một số chú ý

  • Nguyên âm trước là đoản âm, nguyên âm sau ở trước phụ âm kép, nên xóa nguyên âm trước. Ví dụ: yassa + indriyāni = yassindriyāni

  • Nguyên âm trước là đoản âm, nguyên âm sau là trường âm, chỉ xóa nguyên âm trước. Ví dụ: nohi + etam = nohetaṃ, sametu + āyasmā = saṃetāyasmā

  • Nếu cả 2 nguyên âm đều là đoản âm có hình trạng đồng nhau, như a + a; hoặc i + i; hay u + u; thì xóa đi một chữ rồi phải trường hóa nguyên âm còn lại. Ví dụ: tatra + ayaṃ = tatrāyaṃ.

  • Dù cả 2 chữ đều là đoản âm, nhưng có hình trạng bất đồng, như a + i / u; hoặc i + u / a; hoặc u + a / i. Khi đã xóa một nguyên âm rồi, không cần phải trường hóa nguyên âm còn lại.

Ví dụ:

  • catūhi + apāyehi = catūhapāyehi

  • tena + upasaṅkami = tenupasaṅkami

  • pañcahi + upāli = pañcahūpāli

  • Nếu nguyên âm trước là trường âm, nguyên âm sau là đoản âm, khi đã xóa nguyên âm trước, phải trường hóa nguyên âm sau. Ví dụ: sadhā + idha = saddhīdha.

# 2. Xóa nguyên âm sau

Khi hai nguyên âm kề nhau không giống nhau, thì nguyên âm thứ hai thường bị bỏ. Trường hợp này gọi là parasaralopasandhi

a + a, a + ā, ā + a, ā + ā là giống nhau; i + i,... cũng vậy. a + i, u, e hay o là không giống; i + a, u, e, o,... cũng vậy.

Ví dụ :

  • i đứng sau ā : chāyā + iva = chāyā' va.
  • a đứng sau i : iti + api = itipi.
  • a đứng sau u : devatā nu + asi = devatā nu' si?
  • a đứng sau ū : akataññū + asi = akataññū' si.
  • a đứng sau e : vande + ahaṃ = vande' haṃ.
  • a đứng sau o : so ahaṃ = so' haṃ.
  • i đứng sau u : cakkhu + indriyaṃ = cakkhundriyaṃ.
  • e đứng sau ā : kathā + eva kā = kathā' va kā?
  • e đứng sau o : pāto + eva = pāto' va.
  • ā đứng sau o : moggallāno + āsi = moggallāno' si

# 3. Nguyên âm a hoặc ā phối hợp với i hoặc ī thành e

Ví dụ :

  • bandhussa + iva = bandhuss' eva.
  • jina + īritaṃ = jineritaṃ.
  • upa + ikkhati = upekkhati.

# 4. Nguyên âm a hoặc ā phối hợp với u hoặc ū thành o

Ví dụ :

  • canda + udayo = candodayo.
  • yathā + udake = yathodake.
  • na + upeti = nopeti.

# 5. Trường âm nguyên âm trước

Đôi khi nguyên âm đầu đổi thành trường âm khi nguyên âm thứ hai bị hủy bỏ (chú ý, chỉ khi nguyên âm thứ hai khác với nguyên âm đầu mới bị hủy bỏ). Đây gọi là pubbadīghasandhi

  • deva + iti = deva + ti = devāti
  • vijju + iva = vijju + va = vijjūva.
  • vi + atināmeti = vi + tināmeti = vītināmeti.
  • sādhu + iti = sādhu + ti = sādhūti.
  • kiṃsu + idha = kiṃsu + dha = kiṃsūdha.
  • lokassa + iti = lokassa + ti = lokassāti.

# 6. Trường âm nguyên âm sau

Khi nguyên âm thứ nhất bị hủy bỏ, thì nguyên âm thứ hai đôi khi đổi thành trường âm. Đây gọi là paradīghasandhi

Ví dụ :

  • tatra + ayaṃ = tatr + ayaṃ = tatrāyaṃ.
  • tadā + ahaṃ = tad + ahaṃ = tadāhaṃ.
  • yāni + idha = yān + idha = yānīdha.
  • kikī + iva = kik + iva = kikīva.
  • bahu + upakāro = bah + upakāro = bahūpakāro.
  • idāni + ahaṃ = idān + ahaṃ = idānāhaṃ.
  • sace + ayaṃ = sac + ayaṃ = sacāyaṃ.
  • tathā + upamaṃ = tath + upamaṃ = tathūpamaṃ.
  • appassuto + ayaṃ = appassut + ayaṃ = appassutāyaṃ.

# 7. i , ī hoặc e đứng trước một nguyên âm khác đôi khi đổi thành y

Khi i , ī hoặc e đứng trước một nguyên âm khác đôi khi đổi thành y, nguyên âm thứ hai có thể đổi thành trường âm. Đây gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).

Ví dụ :

  • aggi + agāro = aggy + agāro = aggyāgāro.
  • sotthi + atthu = sotthy + atthu = sotthyatthu.
  • putto te + ahaṃ = putto ty + ahaṃ = putto tyāhaṃ.
  • me + ayaṃ = my + ayaṃ = myāyaṃ.
  • dāsī + ahosiṃ = dāsy + ahosiṃ = dāsyāhosiṃ.
  • sattamī + atthe = sattamy + atthe = sattamyatthe.

Đối với nguyên âm "i" ở phía trước, nếu có phụ âm kép ở phía trước "i" thì xóa 1 phụ âm có hình trạng đồng nhau.

Ví dụ:

paṭisanthāravutti + assa = paṭisanthāravutyassa vitti + anubhuyyate = vityānubhuyyate* aggi + āgāraṃ* = agyāgāraṃ

# 8. o hay u trước một nguyên âm khác được đổi thành v

Khi o hay u trước một nguyên âm khác được đổi thành v, đôi khi nguyên âm thứ hai thành trường âm. Đây được gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).

Ví dụ :

  • so + ahaṃ = sv + ahaṃ = svāhaṃ.
  • anu + eti = anv + eti = anveti.
  • atha kho + assa = athakhvassa.
  • anu + addhamāsaṃ = anvaddhamāsaṃ.
  • su + akkhāto = sv + akkhāto = svākkhāto.
  • na tu + eva = na tveva.
  • yāvatako + assa = yāvatakvassa.
  • su + āgataṃ = svāgataṃ.
  • yo + ayaṃ = yv + ayaṃ = yvāyaṃ.

# 9. Xen giữa các phụ âm

Những phụ âm y, v, m, d, n, t, r, , g, h đôi khi được xen giữa hai nguyên âm để tránh kẽ hở. Đây gọi là āgamasandhi (phép tiếp ngữ xen chữ).

Ví dụ:

  • Na + idaṃ = nayidaṃ. (y)
  • Vuddhi + eva = vuddhiyeva. (y)
  • Ti + aṅgulaṃ = tivaṅgulaṃ. (v)
  • Pa + uccati = pavuccati. (v)
  • Idha + ijjhati = idhamijjhati. (m)
  • Lahu + essati = lahumessati. (m)
  • Atta + attho = attadattho. (d)
  • Tāva + eva = tāvadeva. (d)
  • Ito + āyati = itonāyati. (n)
  • Tasmā + iha = tasmātiha. (t)
  • Ajja + agge = ajjatagge. (t)
  • Du + akkhāto = durakkhāto. (r)
  • Pātu + ahosi = pāturahosi. (r)
  • Ni + uttaro = niruttaro. (r)
  • Cha + abhiññā = chaḷabhiññā. (ḷ)
  • Cha + aṃso = chaḷaṃso. (ḷ)
  • Su + ujū ca = suhujū ca (h)
  • Putha + eva = puthageva (g)

Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng trước một phụ âm, lại được xen vào phụ âm "" làm trung gian.

Ví dụ:

  • Cakkhu udpādi = cakkhuṃ udapādi

# Hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm

# 1. Gấp đôi phụ âm sau

Một phụ âm đứng sau một nguyên âm thường được gấp đôi lên. Một phụ âm hữu khí được gấp đôi bằng một phụ âm vô khí, và một phụ âm vô khí được cộng thêm một phụ âm vô khí. Đây gọi là sadisasaṃyogasandhi (tiếp ngữ ghép phụ âm đồng dạng).

Ví dụ:

  • rūpa + khandho = rūpakkhandho.
  • du + karaṃ = dukkaraṃ.
  • anu + gaho = anuggaho.
  • pari + cajati = pariccajati.
  • seta + chattaṃ = setacchattaṃ.
  • tatra + ṭhito = tatraṭṭhito.
  • paṭhama + jhānaṃ = paṭhamajjhānaṃ.
  • vi + ñāṇaṃ = viññāṇaṃ.
  • upa + davo = upaddavo.
  • appa + suto = appassuto.

# 2. Biến nguyên âm trường âm thành đoản âm

Một trường âm ở trước một phụ âm được gấp đôi thì biến thành đoản âm.

Ví dụ:

  • ā + khāto = akkhāto.
  • pārā + kamo = pārakkamo.
  • taṇhā + khayo = taṇhakkhayo.
  • mahā + phalaṃ = mahapphalaṃ.
  • ā + sādo = assādo.

Trường hợp ngoại lệ

  • vedanā + khandho = vedanākkhandho.
  • yathā + kamaṃ = yathākkamaṃ.
  • paññā + khandho = paññākkhandho

Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng kề một phụ âm lại trở thành đoản âm. Trường hợp này ít khi xảy ra.

Ví dụ:

  • hovādī nāma = bhovādi nāma
  • Yiṭṭhaṃ vā hutaṃ vā loke = yiṭṭhaṃ va hutaṃ va loke.
  • Buddhe yadi vā sāvaka = buddhe yadi va sāvake.

# 3. Biến nguyên âm thành trường âm hoặc đoản âm

Một nguyên âm ở trước một phụ âm thì do âm luật có khi biến thành trường âm, có khi biến thành đoản âm.

Biến thành trường âm

  • khanti + paramaṃ = khantī paramaṃ.
  • jāyati + soko = jāyatī soko.
  • maññati + bālo = maññatī bālo.
  • nibbattati + dukkhaṃ = nibbattatī dukkhaṃ.

Biến thành đoản âm

  • bhovādī + nāma so hoti = "bhovādi nāma so hoti".
  • yiṭṭhaṃ vā + hutaṃ vā + loke = "yiṭṭhaṃ va hutaṃ va loke".
  • buddhe yadi vā + sāvake = "buddhe yadi va sāvake"

# 4. Nguyên âm o trong chữ soeso.

Nguyên âm o trong chữ soeso đứng trước một phụ âm đôi khi biến thành a.

Ví dụ:

  • eso + dhammo = esa dhammo.
  • so + muni = sa muni.
  • so + sīlavā + sa sīlavā.
  • eso + idāni = esa' dāni.

Đôi khi phụ âm ở phía sau, đổi a thành o cũng được.

Ví dụ:

  • para + sahassaṃ = parosahassaṃ
  • sarada + sataṃ = saradosataṃ

# 5. Xem vào giữa nguyên âm và phụ âm

Cũng có trường hợp một nguyên âm đứng trước một phụ âm, lại được xen vào phụ âm "" làm trung gian.

Ví dụ:

  • Cakkhu udpādi = cakkhuṃ udapādi
  • Aṇu + thūlāni = anuṃ thūlāni
  • Manopubba + gamā = manopubbaṅgamā
  • Yāva c' idha = yāvañc' idha .
  • Ava + siro = avaṃsiro

# 6. Ðối với nhóm danh từ "mana"

Những từ ngữ thuộc nhóm danh từ "mana" managaṇasabda khi ghép với từ khác trong phức hợp ngữ thì có một nguyên âm "o" xen vào thay thế nguyên âm tận cùng.

Ví dụ:

  • Aya + patta = ayopatta
  • Sira + ruha = siroruha
  • Raha + gata = rahogata
  • Teja + dhātu = tejodhātu.

Ngoài ra, những từ ngữ thuộc nhóm danh từ "mana" khi có tiếp vĩ ngữ phối hợp (trong chuyển hóa ngữ) thì sẽ có một phụ âm "s" xen vào giữa chúng và tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ:

  • Sara + ṇa = sārasa
  • Ura + ṇa = orasa
  • Mana + ṇa = mānasa
  • Mana + ṇika = mānasika.

Ghi chú

Xem lại phần danh từ để biết những danh từ nào thuộc nhóm danh từ mana

# Hợp âm giữa và một nguyên âm hoặc một phụ âm

# 1. ṃ trước một phụ âm có thuộc nhóm

trước một phụ âm có thuộc nhóm (5 nhóm phụ âm) có thể được đổi thành âm mũi hay mẫu tự thứ năm trong nhóm mà phụ âm ấy thuộc về

Ví dụ:

  • dīpaṃ + karo : dīpaṅkaro
  • raṇaṃ + jaho : raṇañjaho
  • san + ṭhānaṃ : saṇṭhānaṃ
  • taṇ + dhanaṃ : tandhanaṃ
  • taṃ + phalaṃ : tamphalaṃ
  • sayaṃ + jāto : sayañjāto
  • amataṃ + dado : amatandado

# 2. ṃ trước l đôi khi được đổi thành l

Ví dụ:

  • saṃ + lahuko : sallahuko
  • puṃ + liṅgaṃ : pulliṅgaṃ
  • saṃ + lāpo : sallāpo
  • paṭisaṃ + līno : paṭisallīno

# 3. ṃ trước e hoặc h

trước e hoặc h đôi khi được đổi thành ñ; ñ trước e được gấp đôi.

Ví dụ:

  • paccattaṃ + eva : paccattañ – ñ – eva
  • taṃ + hi tassa : tañ hi tassa
  • evaṃ + hi vo : evañ hi vo
  • taṃ + khaṇaṃ + eva : taṅkhaṇañ – ñ – eva

# 4. ṃ được theo sau bởi y

được theo sau bởi y, phối hợp với y cũng bị đổi thành "ñ", trường hợp này "y" lại được đồng hóa để thành ññ.

Ví dụ:

  • saṃ + yogo : saññogo
  • yaṃ + yad eva : yaññad eva
  • 142 Giáo trình Pāḷī – Tập 2
  • saṃ + yojanaṃ : saññojanaṃ
  • ānantarikaṃ + yaṃ āhu : ānantarikaññaṃ āhu.

# 5. ṃ được theo sau bởi một nguyên âm

được theo sau bởi một nguyên âm đôi khi trở thành m hoặc d:

Ví dụ:

  • taṃ + ahaṃ : tam ahaṃ
  • etaṃ + avoca : etad avoca
  • kiṃ + etaṃ : kim etaṃ
  • taṃ + atthaṃ : tam atthaṃ; tad atthaṃ.
  • taṃ + anattā : tad anattā
  • yaṃ + idaṃ : yad idaṃ; yam idaṃ.

# 6. ṃ được theo sau bởi một nguyên âm hoặc một phụ âm

được theo sau bởi một nguyên âm hoặc một phụ âm đôi khi được hủy bỏ, và nguyên âm trong vài trường hợp biến thành trường âm

Ví dụ:

  • tāsaṃ + ahaṃ : tāsāhaṃ
  • evaṃ + ahaṃ : evāhaṃ
  • vidūnaṃ + aggaṃ : vidūnaggaṃ
  • buddhānaṃ + sāsanaṃ : buddhānasāsanaṃ
  • adāsiṃ + ahaṃ : adāsāhaṃ
  • ariyasaccānaṃ + dassanaṃ : ariyasaccāna dassanaṃ

# 7. Một nguyên âm đứng sau ṃ đôi khi bị hủy bỏ

Một nguyên âm đứng sau đôi khi bị hủy bỏ, sau đó thường được đổi thành âm mũi hay mẫu tự thứ năm trong nhóm mà phụ âm cạnh thuộc về.

Ví dụ:

  • abhinanduṃ + iti : abhinandun' ti
  • cakkaṃ + iva : cakkam' va
  • halaṃ + idāni : halan' dāni
  • tvaṃ + asi : tvaṃ' si
  • idaṃ + api : idam pi
  • uttariṃ + api : uttarim pi.

Sau khi xóa nguyên âm sau, nếu sau nguyên âm sau có 2 phụ âm kép liền nhau, xóa 1 chữ.

Ví dụ:

  • evaṃ + assa thành evaṃsa;
  • puphaṃ + assā thành puphaηsā.

Nếu có 3 phụ âm kép phải xóa 1 phụ âm có hình trạng đồng nhau, thí dụ: vuggy assa thành vugyassa. Nếu phụ âm là asadisasaṃyoga như cakkhvāpāthaη phải để cả 3 chữ.

# 8. ṃ đôi khi được xen vào trước một nguyên âm hoặc một phụ âm

Ví dụ:

  • cakkhu + udapādi : cakkhuṃ udapādi
  • aṇu + thūlāni : aṇuṃ thūlāni.
  • manopubba + gamā : manopubbaṅgamā
  • yāva c' idha : yāvañc' idha
  • ava + siro : avaṃsiro.

# Hợp âm hỗn hợp

Khi i đứng trước một nguyên âm khác, nó được đổi thành y, và chữ y này cùng với phụ âm đi trước, lại trải qua các biến đổi khác như sau:

# ty thành cc

  • iti + evaṃ : ity + evaṃ : iccevaṃ.
  • ati + antaṃ : aty + antaṃ : accantaṃ.
  • jāti + andho : jāty + andho : jaccandho.
  • iti + ādi : ity + ādi : iccādi.
  • pati + ayo : paty + ayo : paccayo.

# dy thành jj

  • yadi + evaṃ : yady + evaṃ : yajjevaṃ.
  • nadī + ā : nady + ā : najjā.

# dhy thành jjh

  • adhi + agamā : adhy + agamā : ajjhagamā.
  • adhi + okāso : adhy + okāso: ajjhokāso.
  • bodhi + aṅgā : bodhy +aṅgā : bojjhaṅgā.

# bhy thành bbh

  • abhi + uggacchati : abhy + uggacchati : abbhuggacchati.
  • abhi + okāso : abhy + okāso : abbhokāso.
  • abhi + ācikkhanaṃ : abhy + ācikkhanaṃ : abbhācikkhanaṃ.

# py thành pp

  • api + ekacce : apy + ekacce : appekacce.
  • api + ekadā : apy + ekadā : appekadā.

# bhy thành bbh

  • Labh + ya = labbha
  • Abhy (abhi) + ācikkhanaṃ = abbhācikkha- naṃ.
  • Abhy (abhi) + uggacchati = abbhuggacchati.

# ny thành ññ

  • Han + ya = hañña

# vy thành bb

  • Div + ya = dibba
  • Siv + ya = sibba

Ngoài ra, trong tiếng Pāli vẫn thường xảy ra tình trạng 2 phụ âm kề nhau, thì cùng nhau đổi dạng.

# jt thành gg

  • Bhaj + ta = bhagga

# dht thành ddh

  • Budh + ta = buddha

# bht thành ddh

  • Labh + ta = laddha

# mt thành nt

  • Kham + ta = khanta

# st thành ṭṭh

  • Das + ta = ḍaṭṭha

# Chữ trước bắt đầu bằng eka

Nếu chữ trước bắt đầu bằng eka và chữ sau bắt đầu bằng nguyên âm thì đổi dha thành da. Ví dụ: ekaṃ + idha + ahaṃ = ekamidāhaṃ.

Nếu chữ trước bắt đầu bằng eka và chữ sau không phân biệt nguyên âm hay phụ âm thì đổi như sau:

  • dha -> ha : sādhu + dassanan => sāhudassanaη.
  • da -> ta : sugado = sugato.
  • ta -> ṭa : dukkataṃ = dukkaṭaη.
  • ta -> dha : gantabbo = gandhabbo.
  • ta -> tra : attajo = atrajo.
  • ga -> ka : kulupago = kulupako.
  • ra -> la : mahāsāro = mahāsālo.
  • ya -> ja : gavayo = gavajo.
  • va -> ba : kuvato = kubbato.
  • ya -> ka : sayaη = sakaη.
  • ja -> ya : nijaη = niyaη.
  • ta -> ka : niyato = niyako.
  • ta -> ca : bhato = bhacco.
  • pa -> ph : nippati = nipphati.

Nguyên âm hoặc phụ âm ở phía sau đổi như vầy:

Đổi abhi làm abbha thí dụ abhi + uggacchati = abbhuggacchati.

  • adhi -> ajjha : adhi + okāso = ajjhokāso.
  • ava => o : ava + naddhā = onaddhā.