# Tính từ

Tính từ tiếng Pāli là tiếng phụ họa với danh từ sự vật để chỉ thể chất hay tính chất của danh từ sự vật ấy cho được rõ ràng và khiến linh động thêm ý nghĩa.

Ví dụ:

  • Thūlo goṇo mahantaṃ rathaṃ ākaddhati (con bò mập kéo cỗ xe to).
  • Dhanavā puriso imaṃ nagaraṃ āgacchati (người đàn ông giàu coù đã về thành phố này).

# Các loại tính từ

Tính từ tiếng Pāli được phân loại theo hai cách: theo hình thứctheo ý nghĩa.

# Tính từ theo hình thức

Tính từ tiếng Pāli phân theo hình thức thì có 2 loại là thuần túy tính từ và chuyển hóa tính từ.

1. Thuần túy tính từ: Gồm những tiếng tính từ thực chất có nội dung miêu tả về màu sắc, hình dáng.

Ví dụ: kāḷa (màu đen), odāta (màu trắng), nīla (màu xanh) ratta (màu đỏ), mahanta (to lớn), khudda (nhỏ nhít), ucca (cao), nīca (thấp) ...

2. Chuyển hóa tính từ: Gồm những tiếng nguyên không phải là tính từ mà có hình thức như tính từ khi chúng đứng phụ nghĩa cho một danh từ.

Ví dụ: so puriso (người đàn ông ấy), ayaṃ kaññā (cô gái này), balavā hatthī (con voi lực lưỡng).

# Tính từ theo ý nghĩa

Tính từ tiếng Pāli phân theo ý nghĩa thì có 6 loại là tính từ miêu tả, tính từ riêng, tính từ sở thuộc, tính từ số mục, tính từ chỉ thị và tính từ nghi vấn.

1. Tính từ miêu tả là từ diễn tả tính chất, thể chất hay phẩm chất của sự vật.

Ví dụ: kāḷo kāko (con quạ đen), ucco pītho (cái ghế cao), mahantaṃ nagaraṃ (thành phố lớn) ...

2. Tính từ riêng là tên của một nhân vật, một địa phương ... đi kèm theo một danh từ.

Ví dụ: Gotama buddho (Ðức Phật Gotama), Sārīputto āyasmā (tôn giả Sāriputta), Tisso bhikkhu (Tỳ kheo Tissa), Nerañjarā nadī (sông Nerañjarā), Sāvatthī nagaraṃ (thành phố Sāvatthī) ...

3. Tính từ sở thuộc là từ đi theo một danh từ, chỉ quyền sở hữu, tình trạng của danh từ đó...

Ví dụ: Sīlavā bhikkhu (vị Tỳ kheo có giới), dhanavanto purisā (những người đàn ông giàu có), dhammikaṃ kammaṃ (việc làm hợp pháp) ...

4. Tính từ số mục là những từ thuộc về số đếm và số thứ tự, dùng để chỉ lượng số hay chỉ thứ bậc của sự vật mà danh từ nói đến.

Ví dụ: dve purisā (hai người đàn ông), dasa gehā (10 căn nhà), pathamo patthako (quyển sách thứ nhất), pañcamo divaso (ngày thứ năm)

5. Tính từ chỉ thị là một đại danh từ chỉ thị đi theo một danh từ, và trở thành tính từ chỉ thị.

Ví dụ: ayaṃ kumāro (đứa bé này), so puriso (người đàn ông ấy), etaṃ sāsanaṃ (giáo lý đó) ...

6. Tính từ nghi vấn là loại tính từ có ý nghĩa chỉ sự nghi vấn.

Ví dụ: kataṃ kusalaṃ dhammaṃ (pháp thiện là sao?) ...

Chú ý: Khi một đại danh từ nghi vấn đi theo một danh từ, cũng trở thành tính từ nghi vấn.

Ví dụ: ko puriso? (người đàn ông nào?), ko eso? (ai đó)? ...

# Cách sử dụng tính từ

Trong tiếng Pāli, tính từ được sử dụng như phương thức của danh từ; tính từ Pāli không phải là thành phần bất biến avyaya.

Phần lớn tính từ có hình thức uyển chuyển theo ba tính, nghĩa là sẽ được sử dụng tùy thuộc vào danh từ mà chúng đi theo. Riêng về tính từ số đếm có một số mang hình thức nữ tính hoặc trung tính, một số thì có hình thức ở cả ba tính. Những tính từ số thứ tự cũng có hình thức thuần nữ tính.

Tất cả tính từ Pāli đều được sử dụng biến hóa theo 8 cách vibhatti. Ngoài ra, tính từ Pāli cũng được chia theo 2 số vacana như ở danh từ ...

Tính từ Pāli khi phụ thuộc danh từ thì nhất thiết phải đồng cách vibhatti với danh từ ấy. Phần lớn tính từ Pāli còn phải đồng tính liṅga và đồng số vacana với danh từ nữa; chỉ trừ một số tính từ số đếm thì không cần sự đồng nhất về tính và số với danh từ mà nó phụ thuộc.

# Cấu tạo loại tính từ đơn giản

Những tính từ có cấu tạo đơn giản là những tính từ thuộc loại miêu tả thuần túy, hay là những tính từ thuộc loại chuyển hóa như hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, khả năng phân từ ... Chúng đều có cách thức sử dụng thống nhất như nhau, và gọi là những tính từ có cấu tạo đơn giản.

# 1. Tính từ miêu tả thuần túy

  • Appa, appaka: kém, ít
  • Paṇḍita: thông minh
  • Āma, āmaka: còn sống
  • Ucca: cao, chiều cao
  • Bahu, bahuka: nhiều
  • Uttāna, utānaka: cạn cợt, nông cạn
  • Bāla: ngu dốt, rồ dại.
  • Majjhima: ở giữa
  • Mahallaka: già lão
  • Khara: thô cứng
  • Mudu, muduka: mềm, nhu nhuyến
  • Khudda, khuddaka: nhỏ, tiểu tiết
  • Gambhīra: sâu thẳm
  • Rassa: ngắn, vắn
  • Dahara: non, trẻ
  • Surūpa: đẹp, sắc tốt
  • dīgha: dài, chiều dài
  • dubbala: yếu, gàn dở
  • Nīla: xanh.
  • Pīta: vàng
  • Ratta: đỏ
  • Seta: trắng
  • Kāḷa: đen

# 2. Tính từ chuyển hóa như hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, khả năng phân từ

2.1 Hiện tại phân từ

Có hai dạng tận cùng là nta (gacchanta ...) và māna (gacchamāna ...). Hiện tại phân từ với dạng tận cùng "māna" có cấu tạo đơn giản như các tính từ thông thường; còn dạng "nta" sẽ có cách thức cấu tạo riêng. Ở đây ta nói đến cách thức cấu tạo tính từ đơn giản. Ví dụ dạng hiện tại phân từ với tận cùng là "māna".

  • Olokayamāna: đang nhìn
  • Kārayamāna: đang làm
  • Gacchamāna: đang đến
  • Gāyamāna: đang hát
  • Ghāyamāna: đang ngửi
  • Caramāna: đang đi bộ
  • Hasamāna: đang cười
  • Pacamāna: đang nấu
  • Passamāna: đang thấy
  • Pivamāna: đang uống
  • Bhuñjamāna: đang ăn
  • Sārayamāna: đang nhắc đến
  • Codayamāna: đang đòi hỏi
  • Tiṭṭhamāna: đang đứng.

Các hiện tại phân từ trở thành tính từ khi chúng phụ họa cho một danh từ.

Ví dụ: Gacchamāno puriso bhūpiyaṃ pati (người đàn ông đang đi đã ngã xuống đất)...

2.2 Quá khứ phân từ

  • Kata: đã làm
  • Chinna: đã cắt đứt
  • Jita: đã thắng
  • Ṭhita: đã đứng, trụ
  • Ḍaṭṭha: đã cắn
  • Danta: đã điều phục
  • Dinna: đã cho
  • Desita: đã thuyết
  • Nisinna: đã ngồi
  • Hata: đã giết hại
  • Pakka, pacita: đã nấu chín.
  • Pakkanta: đã tiến đến
  • Pita: đã uống
  • Bhagga: đã phân tán
  • Bhutta: đã ăn
  • Yāta: đã đi
  • Ruḷha: đã leo
  • Laddha: đã nhận được
  • Vasita: đã sống ở
  • Sutta: đã ngủ
  • Haṭṭha: đã cười.

Các quá khứ phân từ trở thành tính từ khi chúng phụ họa cho một danh từ.

Ví dụ: kumāro ahinā daṭṭho mari (đứa bé bị rắn cắn đã chết)

2.3 Khả năng phân từ

  • Kattabba, kātabba: đáng phải làm
  • Pacitatabba: đáng nấu
  • Khādanīya: đáng ăn
  • Gantabba: đáng đi
  • Gahanīya: đáng được lấy
  • Chinditabba: đáng phải cắt
  • Daṭṭhabba: đáng phải thấy
  • Dassanīya: nên được thấy
  • Dātabba: đáng cho
  • Netabba: đáng dẫn dắt
  • Pānīya: đáng uống
  • Bhuñjitabba: đáng ăn
  • Bhojanīya: đáng ăn
  • Ramanīya: đáng thích
  • Laddhabba: đáng được
  • Vattabba: đáng nói
  • Savanīya: đáng nghe
  • Sotabba: đáng nghe
  • Hasitabba: đáng cười.

Các khả năng phân từ được dùng như tính từ khi chúng đứng phụ thuộc vào một danh từ.

Ví dụ: So kiccaṃ kattabbaṃ adisvā sayi (khi không thấy công việc đáng làm nó đã ngủ)

# 3. Tính từ thuộc danh từ hóa

  • Antima: tận cùng
  • Orasa: chính thống
  • Pacchima: sau rốt
  • Pañña: sáng suốt
  • Pāpaka: sự ác độc
  • Puttima, puttiya: sự có con
  • Majjhima: trung bình
  • Mālī: có vòng hoa
  • Middhī: sự dã dượi
  • Missaka: lẫn lộn
  • Saddha: tin tưởng
  • Suddha: sự trong sạch
  • Sundara: sự tốt đẹp
  • Heṭṭhima: phía dưới

Các tính từ dạng này vốn không phải là tính từ, mà gốc là danh từ chuyển hóa thành. Chúng đi kèm với danh từ và có cách thức sử dụng như mọi tính từ hình thức đơn giản khác.

Những loại tính từ đơn giản đã kể trên đây đều có cách thức sử dụng giống nhau, và chúng luôn luôn lệ thuộc vào danh từ mà chúng đi kèm.

Chúng sẽ mang hình thức nam tính khi đi kèm danh từ nam tính; sẽ mang hình thức nữ tính khi đi kèm danh từ nữ tính; và sẽ mang hình thức trung tính khi đi kèm danh từ trung tính.

Về biến cách, chúng sẽ được biến cách như danh từ. Các tính từ có hình thức vĩ ngữ "a", nếu theo nam tính sẽ biến cách như danh từ nam tính vĩ ngữ "a", nếu theo trung tính sẽ biến cách như danh từ trung tính vĩ ngữ "a"; còn như theo nữ tính thì chúng sẽ biến dạng vĩ ngữ "a" thành "ā" rồi biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "ā".

Ví dụ:

  • Ratto goṇo tinaṃ khādi (con bò ăn cỏ).
  • Goṇo nilāni tiṇāni khadati (con bò ăn cỏ xanh).
  • Daharā kaññā gāmaṃ gacchati (cô gái trẻ đi đến làng).

Những tính từ hình thức vĩ ngữ "u", như bahu, mudu ... nếu theo nam tính thì biến cách như danh từ nam tính vĩ ngữ "u"; nếu theo nữ tính sẽ biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "u", và nếu theo trung tính thì sẽ biến cách như danh từ trung tính vĩ ngữ "u".

Ví dụ:

  • Bahavo bhikkhū vihāramhi vasiṃsu (nhiều vị Tỳ kheo đã ngụ trong tịnh xá).
  • Padese bahūni nagarāni honti (có nhiều thành phố trong xứ).
  • Bahuvo gāviyo udakaṃ pivissanti (nhiều con bò cái sẽ uống nước).

Tính từ có vĩ ngữ "ī", như mālī ... chỉ có hình thức ở nữ tính và sẽ biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ "ī".

Ví dụ:

  • Ahaṃ māliyā kumāriyā maṇiṃ adāsiṃ (tôi đã cho thiếu nữ có tràng hoa một viên ngọc).

Tất cả tính từ cấu tạo đơn giản sẽ phụ thuộc danh từ đi kèm về ngữ số, nghĩa là nếu đi kèm danh từ số ít thì tính từ sẽ là số ít; nếu đi kèm danh từ số nhiều thì tính từ sẽ là số nhiều.

Ví dụ:

  • Ratto goṇo tiṇaṃ khādi (con bò đỏ đã ăn cỏ). "Goṇo" là danh từ số ít, do đó "ratto" là tính từ ở số ít.
  • Bahavo bhikkhū vihāramhi vasiṃsu (Nhiều vị Tỳ kheo đã ngụ trong tịnh xá). "Bhikkhū" là danh từ số nhiều, do đó tính từ "bahavo" là số nhiều.

Các tính từ "ekacca" "ekacciya" và "ekatiya " cùng có nghĩa là "một số, một ít". Chúng có dạng biến cách giống như mọi tính từ đơn giản. Nhưng đặc biệt là chúng không có hô cách ālapana.

Tóm lại, các tính từ hình thức đơn giản phải phù hợp với danh từ mà chúng đi kèm về tính liṅga, ngữ cách vibhatti và ngữ số vacana.

# Cấu tạo các tính từ đặc biệt

Tính từ đặc biệt là những tính từ có điểm khác biệt, được sử dụng theo phương thức riêng, không giống các tính từ đơn giản.

Tính từ đặc biệt, bao gồm một vài tính từ miêu tả, tính từ chuyển hóa, tính từ số đếm, tính từ số thứ tự.

# Tính từ miêu tả

Tính từ miêu tả "mahanta" (to lớn, vĩ đại) có biến cách khác thường như sau:

Nam tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. mahā, mahaṃ, mahanto mahanto, mahantā
Đối cách Du. mahantaṃ mahante
Công cụ cách Ta. mahatā, mahantena mahantebhi, mahantehi
Chỉ định cách Ca. mahato, mahantassa mahantaṃ, mahantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. mahatā, mahantamhā mahantebhi, mahantehi
Sở hữu cách Cha. mahato, mahantassa mahantaṃ, mahantānaṃ
Vị trí cách Sa. mahati, mahante, mahan tamhi, mahantasmiṃ mahantebhi, mahantehi
Hô cách Ā. mahaṃ, maha, mahā mahanto, mahantā

Nữ tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. mahantī mahantī, mahantiyo
Đối cách Du. mahantiṃ mahantī mahantiyo
Công cụ cách Ta. mahantiyā mahantībhi, mahantīhi
Chỉ định cách Ca. mahantīyā mahantīnaṃ
Xuất xứ cách Pañ. mahantiyā mahantībhi, mahantīhi
Sở hữu cách Cha. mahantīyā mahantīnaṃ
Vị trí cách Sa. mahantiyā, mahantiyaṃ mahantīsu
Hô cách Ā. mahantī mahantī, ma-hantiyo

Trung tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. mahantaṃ mahantā, mahantāni
Đối cách Du. mahantaṃ mahante, mahantāni
Công cụ cách Ta. mahatā, mahantena mahantebhi, mahantehi
Chỉ định cách Ca. mahato, mahantassa mahantaṃ, mahantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. mahatā, mahantamhā mahantebhi, mahantehi
Sở hữu cách Cha. mahato, mahantassa mahantaṃ, mahantānaṃ
Vị trí cách Sa. mahati, mahante, mahan tamhi, mahantasmiṃ mahantebhi, mahantehi
Hô cách Ā. mahaṃ, maha, mahā mahanto, mahantā

Danh từ "arahanta" (bậc Ưng Cúng) và tính từ brahanta (to rộng) có biến cách tương tự như mahanta.

# Tính từ chuyển hóa có tận cùng là "vantu" và "mantu"

  • Kulavantu : có gia phả.
  • Guṇavantu : có ân đức .
  • Buddhimantu : có giác ngộ.
  • Bhagavantu : có phần, đức cụ thoại .
  • Āyasmantu : có thọ niên.
  • Bhānumantu : có ánh sáng, mặt trời.
  • Cakkhumantu : có mắt.
  • Dhanavantu : có tài sản .
  • Yasavantu : có danh.
  • Puññavantu : có phước .
  • Satimantu : có trí nhớ .
  • Phalavantu : có quả .
  • Sīlavantu : có giới hạnh.
  • Bandhumantu : có bà con .
  • Himavantu : có tuyết.
  • Balavantu : có thế lực, có sức mạnh .

Các tính từ chuyển hóa này có phương thức biến cách dị biệt khác thường như sau:

Nam tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -vā -vanto, -vantā
Đối cách Du. -vantaṃ -vante
Công cụ cách Ta. -vatā, -vantena -vantebhi, -vantehi
Chỉ định cách Ca. -vato, -vantassa -vataṃ, -vantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -vatā, -vantamhā, -vantasmā -vantebhi, -vantehi
Sở hữu cách Cha. -vato, -vantassa -vataṃ, -vantānaṃ
Vị trí cách Sa. -vati, -vantamhi, -vantebhi, -vantasmiṃ -vantesu
Hô cách Ā. -vaṃ, -va, -vā -vanto, -vantā

Nữ tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -vantī, -vatī -vantī, -vantiyo, -vatī, -vatiyo
Đối cách Du. -vantiṃ, -vatiṃ -vantī, -vantiyo, -vatī, -vatiyo
Công cụ cách Ta. -vantiyā, -vatiyā -vantībhi, -vantīhi, -vatībhi, -vatīhi
Chỉ định cách Ca. -vantiyā, -vatiyā -vantīnaṃ, -vatīnaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -vantiyā, -vatiyā -vantībhi, -vantīhi, -vatībhi, -vatīhi
Sở hữu cách Cha. -vantiyā, -vatiyā -vantīnaṃ, -vatīnaṃ
Vị trí cách Sa. -vantiyā, -vantiyaṃ, -vantiyā, -vatiyā -vatiyaṃ -vantīsu, -vatīsu
Hô cách Ā. -vantī, -vatī -vantī, -vantiyo, -vatī, -vatiyo

Trung tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -vaṃ -vantā, -vantāni
Đối cách Du. -vantaṃ -vante, -vantāni
Công cụ cách Ta. -vatā, -vantena -vantebhi, -vantehi
Chỉ định cách Ca. -vato, -vantassa -vataṃ, -vantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -vatā, -vantamhā, -vantasmā -vantebhi, -vantehi
Sở hữu cách Cha. -vato, -vantassa -vataṃ, -vantānaṃ
Vị trí cách Sa. -vati, -vantamhi, -vantebhi, -vantasmiṃ -vantesu
Hô cách Ā. -vaṃ, -va, -vā -vanto, -vantā

Ví dụ: cách chia tính từ kulavantu như sau:

Nam tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. kulavā kulavanto, kulavantā
Đối cách Du. kulavantaṃ kulavante
Công cụ cách Ta. kulavatā, kulavantena kulavantebhi, kulavantehi
Chỉ định cách Ca. kulavato, kulavantassa kulavataṃ, kulavantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. kulavatā, kulavantamhā, kulavantasmā kulavantebhi, kulavantehi
Sở hữu cách Cha. kulavato, kulavantassa kulavataṃ, kulavantānaṃ
Vị trí cách Sa. kulavati, kulavantamhi, kulavantebhi, kulavantasmiṃ kulavantesu
Hô cách Ā. kulavaṃ, kulava, kulavā kulavanto, kulavantā

Nữ tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. kulavantī, kulavatī kulavantī, kulavantiyo, kulavatī, kulavatiyo
Đối cách Du. kulavantiṃ, kulavatiṃ kulavantī, kulavantiyo, kulavatī, kulavatiyo
Công cụ cách Ta. kulavantiyā, kulavatiyā kulavantībhi, kulavantīhi, kulavatībhi, kulavatīhi
Chỉ định cách Ca. kulavantiyā, kulavatiyā kulavantīnaṃ, kulavatīnaṃ
Xuất xứ cách Pañ. kulavantiyā, kulavatiyā kulavantībhi, kulavantīhi, kulavatībhi, kulavatīhi
Sở hữu cách Cha. kulavantiyā, kulavatiyā kulavantīnaṃ, kulavatīnaṃ
Vị trí cách Sa. kulavantiyā, kulavantiyaṃ, kulavantiyā, kulavatiyā kulavatiyaṃ kulavantīsu, kulavatīsu
Hô cách Ā. kulavantī, kulavatī kulavantī, kulavantiyo, kulavatī, kulavatiyo

Trung tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. kulavaṃ kulavantā, kulavantāni
Đối cách Du. kulavantaṃ kulavante, kulavantāni
Công cụ cách Ta. kulavatā, kulavantena kulavantebhi, kulavantehi
Chỉ định cách Ca. kulavato, kulavantassa kulavataṃ, kulavantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. kulavatā, kulavantamhā, kulavantasmā kulavantebhi, kulavantehi
Sở hữu cách Cha. kulavato, kulavantassa kulavataṃ, kulavantānaṃ
Vị trí cách Sa. kulavati, kulavantamhi, kulavantebhi, kulavantasmiṃ kulavantesu
Hô cách Ā. kulavaṃ, kulava, kulavā kulavanto, kulavantā

Những tính từ đồng hình thức với "kulavantu" cũng có biến cách tương tự.

Các tính từ hình thức tận cùng là "mantu" như cakkhumantu, cũng có biến cách tương tự như hình thức tận cùng "vantu" (kulavantu) đó là:

Nam tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -mā -manto, -mantā
Đối cách Du. -mantaṃ -mante
Công cụ cách Ta. -matā, -mantena -mantebhi, -mantehi
Chỉ định cách Ca. -mato, -mantassa -mataṃ, -mantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -matā, -mantamhā, -mantasmā -mantebhi, -mantehi
Sở hữu cách Cha. -mato, -mantassa -mataṃ, -mantānaṃ
Vị trí cách Sa. -mati, -mantamhi, -mantebhi, -mantasmiṃ -mantesu
Hô cách Ā. -maṃ, -ma, -mā -manto -mantā

Nữ tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -mantī, -matī -mantī, -mantiyo, -matī, -matiyo
Đối cách Du. -mantiṃ, -matiṃ -mantī, -mantiyo, -matī, -matiyo
Công cụ cách Ta. -mantiyā, -matiyā -mantībhi, -mantīhi, -matībhi, -matīhi
Chỉ định cách Ca. -mantiyā, -matiyā -mantīnaṃ, -matīnaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -mantiyā, -matiyā -mantībhi, -mantīhi, -matībhi, -matīhi
Sở hữu cách Cha. -mantiyā, -matiyā -mantīnaṃ, -matīnaṃ
Vị trí cách Sa. -mantiyā, -mantiyaṃ, -mantiyā, -matiyā -matiyaṃ -mantīsu, -matīsu
Hô cách Ā. -mantī, -matī -mantī, -mantiyo, -matī, -matiyo

Trung tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -maṃ -mantā, -mantāni
Đối cách Du. -mantaṃ -mante, -mantāni
Công cụ cách Ta. -matā, -mantena -mantebhi, -mantehi
Chỉ định cách Ca. -mato, -mantassa -mataṃ, -mantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -matā, -mantamhā, -mantasmā -mantebhi, -mantehi
Sở hữu cách Cha. -mato, -mantassa -mataṃ, -mantānaṃ
Vị trí cách Sa. -mati, -mantamhi, -mantebhi, -mantasmiṃ -mantesu
Hô cách Ā. -maṃ, -ma, -mā -manto -mantā

Mặt khác, các tính từ có hình thức tận cùng là "vantu", "mantu" này, đôi khi được sử dụng như một danh từ, chứ không còn là tính từ nữa. Ðó là trường hợp chúng đứng độc lập, thay thế danh từ để làm chủ từ hay túc từ.

Ví dụ:

  • "Seṭṭhī sīlavataṃ āhāraṃ pūjesi" (ông trưởng giả cúng dường vật thực đến các bậc giới hạnh).
  • "Kulavanto arīhi na bhayuṃ" (những người có gia phả đã không sợ các kẻ thù).

# Tính từ chuyển hóa có tận cùng "nta"

Tính từ chuyển hóa hay còn gọi là hiện tại phân từ có hình thức tận cùng "nta". Các hiện tại phân từ có hai hình thức tận cùng là "nta" và "māna" (như khādanta - đang ăn, gacchamāna - đang đi);

Hình thức hiện tại phân từ tận cùng "māna" có cách thức biến cách đơn giản như các tính từ phổ thông (đã nói ở phần trước). Về hình thức hiện tại phân từ tận cùng "nta" thì có phương thức biến cách khác thường.

Một số hiện tại phân từ có hình thức tận cùng "nta" như sau:

  • Olokenta : đang nhìn
  • Karonta : đang làm
  • Kiṇanta : đang mua
  • Khādanta : đang ăn
  • Gāyanta : đang hát
  • Ghāyanta : đang ngửi
  • Caranta : đang đi bộ
  • Tiṭṭhanta : đang đứng
  • Dadanta : đang cho
  • Dhāvanta : đang chạy
  • Nahāyanta : đang tắm
  • Nisīdanta : đang ngồi
  • Pacanta : đang nấu
  • Passanta : đang thấy
  • Pivanta : đang uống
  • Phusanta : đang chạm
  • Bhuñjanta : đang ăn
  • Rodanta : đang khóc
  • Vikkinanta : đang bán
  • Viharanta : đang trú
  • Suṇanta : đang nghe
  • Haranta : đang mang
  • Hasanta : đang cười

Các hiện tại phân từ tận cùng bằng "nta" có hình thức biến cách ở ba tính như sau:

Nam tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -ṃ, -nto -nto, -ntā, -nte
Đối cách Du. -ntaṃ -nte
Công cụ cách Ta. -tā, -ntena -ntebhi, -ntehi
Chỉ định cách Ca. -to, -ntassa -taṃ, -ntānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -tā, -ntamhā, -ntasmā -ntebhi, -ntehi
Sở hữu cách Cha. -to, -ntassa -taṃ, -ntānaṃ
Vị trí cách Sa. -ti, -nte, -ntamhi, -ntasmiṃ -ntesu
Hô cách Ā. -ṃ, -(bỏ đuôi nta), -(trường hóa nguyên âm trước) -nto, -ntā

Nữ tính

Khi theo hình thức nữ tính thì các hiện tại phân từ này được thêm vào tận cùng bằng một chữ "ī":

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -ntī -ntī, -ntiyo
Đối cách Du. -ntiṃ -ntī, -ntiyo
Công cụ cách Ta. -ntiyā -ntībhi, -ntīhi
Chỉ định cách Ca. -ntiyā -ntīnaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -ntiyā -ntībhi, -ntīhi
Sở hữu cách Cha. -ntiyā -ntīnaṃ
Vị trí cách Sa. -ntiyā, -ntiyaṃ -ntīsu
Hô cách Ā. -ntī -ntī, -ntiyo

Trung tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. -ṃ -ntā, -ntāni
Đối cách Du. -ntaṃ -nte, -ntāni
Công cụ cách Ta. -tā, -ntena -ntebhi, -ntehi
Chỉ định cách Ca. -to, -ntassa -taṃ, -ntānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. -tā, -ntamhā, -ntasmā -ntebhi, -ntehi
Sở hữu cách Cha. -to, -ntassa -taṃ, -ntānaṃ
Vị trí cách Sa. -ti, -nte, -ntamhi, -ntasmiṃ -ntesu
Hô cách Ā. -ṃ, -(bỏ đuôi nta), -(trường hóa nguyên âm trước) -nto, -ntā

Chú ý: xem kỹ ví dụ bên dưới để nắm rõ cách chia phần hô cách của bảng nam tínhtrung tính.

Ví dụ: các chia tính từ "khādanta" (đang ăn)

Nam tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. khādaṃ, khādanto khādanto, khādantā, khādante
Đối cách Du. khādantaṃ khādante
Công cụ cách Ta. khādatā, khādantena khādantebhi, khādantehi
Chỉ định cách Ca. khādato, khādantassa khādataṃ, khādantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. khādatā, khādantamhā, khādantasmā khādantebhi, khādantehi
Sở hữu cách Cha. khādato, khādantassa khādataṃ, khādantānaṃ
Vị trí cách Sa. khādati, khādante, khādantamhi, khādantasmiṃ khādantesu
Hô cách Ā. khādaṃ, khāda, khādā khādanto, khādantā

Nữ tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. khādantī khādantī, khādantiyo
Đối cách Du. khādantiṃ khādantī, khādantiyo
Công cụ cách Ta. khādantiyā khādantībhi, khādantīhi
Chỉ định cách Ca. khādantiyā khādantīnaṃ
Xuất xứ cách Pañ. khādantiyā khādantībhi, khādantīhi
Sở hữu cách Cha. khādantiyā khādantīnaṃ
Vị trí cách Sa. khādantiyā, khādantiyaṃ khādantīsu
Hô cách Ā. khādantī khādantī, khādantiyo

Trung tính

Ngữ cách Pāli Số ít Số nhiều
Chủ cách Pa. khādaṃ khādantā, khādantāni
Đối cách Du. khādantaṃ khādante, khādantāni
Công cụ cách Ta. khādatā, khādantena khādantebhi, khādantehi
Chỉ định cách Ca. khādato, khādantassa khādataṃ, khādantānaṃ
Xuất xứ cách Pañ. khādatā, khādantamhā, khādantasmā khādantebhi, khādantehi
Sở hữu cách Cha. khādato, khādantassa khādataṃ, khādantānaṃ
Vị trí cách Sa. khādati, khādante, khādantamhi, khādantasmiṃ khādantesu
Hô cách Ā. khādaṃ, khāda, khādā khādanto, khādantā

Các hiện tại phân từ được sử dụng như tính từ khi chúng đi kèm một danh từ khác. Lúc đó ta gọi là tính từ chuyển hóa.

Ví dụ:

  • "Tinaṃ khādanto goṇo byagghaṃ apassi" (con bò đang ăn cỏ đã nhìn thấy con hổ).
  • "Kaññā gacchantaṃ itthiṃ akkosi" (cô gái đã mắng chửi người đàn bà đang đi).

# Tính từ số đếm

Số đếm ở tiếng Pāli được sử dụng như một tính từ. Các tính từ số đếm này có phương thức hình thành khác biệt với những tính từ thông thường.

Xem chi tiết Tính từ số đếm

# Tính từ số thứ tự

Các số thứ tự trong tiếng Pāli cũng được dùng như tính từ của danh từ. Về phương thức hình thành cũng đáng chú ý, nhưng về phương thức sử dụng thì không có gì khác lạ.

Xem chi tiết Tính từ số thứ tự