Namo Tassa bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Tiếng Pāli (còn gọi là Nam Phạn) là ngôn ngữ kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda
, dùng trong việc chép kinh và tụng niệm, trong đó có bộ Tam tạng Tipitaka
. Bản thân từ Pāli có nghĩa là "hàng chữ" hay "văn bản", và được những người theo Phật giáo thời xa xưa coi là tương đồng về mặt ngôn ngữ với tiếng Magadha cổ. Có thể nói, tiếng Pāli là nền tảng cần thiết cho người thật tâm học Phật theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda
. Muốn thấu đáo từng lời được viết trong Tam tạng thì không thể bỏ qua việc học ngôn ngữ này.
Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi trong nhóm Facebook Học tiếng Pāli (opens new window)
Nội dung chính
Tổng hợp danh mục các chủ đề ngữ pháp chính của tiếng Pāli.
# Bảng chữ cái
Bảng chữ cái Pāli có tất cả 41 chữ, trong đó có 08 nguyên âm và 33 phụ âm.
# Phát âm
Hình thức âm giọng là nói đến âm điệu giọng đọc dài, ngắn, nặng, nhẹ, vang, êm, nhấn, lơi... của các chữ cái.
Cơ cấu phát âm gồm hai vấn đề được nói đến là vị trí âm vận và cơ tạo âm vận.
# Luật hợp âm
Khi hai chữ cái trong cùng một danh từ hay trong hai danh từ khác nhau được phối hợp để thuận tiện phát âm, thì sự phối hợp ấy được gọi là luật hợp âm.
- Luật hợp âm
- Các cách biến đổi của luật hợp âm
- Hợp âm giữa các nguyên âm
- Hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm
- Hợp âm giữa ṃ và một nguyên âm hoặc một phụ âm
- Hợp âm hỗn hợp
# Danh từ
Danh từ là tiếng dùng để gọi sự vật gồm người, thú, đồ vật, sự kiện v.v...
- Danh từ
- Các loại danh từ
- Phương thức của danh từ
- Ngữ cách của danh từ
- Vĩ ngữ của danh từ
- Một số danh từ đặc biệt
# Danh từ ghép
Khi hai hay nhiều từ ngữ có sự liên hệ văn phạm với nhau, được phối hợp để rút gọn thành một từ, từ đó gọi là Danh từ ghép.
- Danh từ ghép
- Danh từ ghép đồng trạng
- Danh từ ghép định số
- Danh từ ghép tương thuộc
- Danh từ ghép hội tụ
- Danh từ ghép bất biến thái
- Danh từ ghép quan hệ
- Phụ chú của danh từ ghép
# Đại danh từ
Ðại danh từ là tiếng dùng thay thế danh từ để ám chỉ người, thú hoặc đồ dùng mà không chỉ đích danh.
- Đại danh từ
- Các loại đại danh từ
- Cách dùng nhân vật đại danh từ
- Cách dùng các biểu thị đại danh từ
- Biến cách của chỉ thị đại danh từ
- Biến cách của phiếm chỉ đại danh từ
- Biến cách của nghi vấn đại danh từ
# Tính từ
Tính từ tiếng Pāli là tiếng phụ họa với danh từ sự vật để chỉ thể chất hay tính chất của danh từ sự vật ấy cho được rõ ràng và khiến linh động thêm ý nghĩa.
# Số đếm và Số thứ tự
Số đếm ở tiếng Pāli được sử dụng như một tính từ. Các tính từ số đếm này có phương thức hình thành khác biệt với những tính từ thông thường.
Các số thứ tự trong tiếng Pāli cũng được dùng như tính từ của danh từ.
# Động từ
Ðộng từ là tiếng diễn đạt hành động hay cái dụng của chủ từ trong một câu.
- Động từ
- Phương thức của động từ
- Động từ năng động thể
- Động từ thụ động thể
- Động từ năng truyền động thể
- Động từ thụ truyền động thể
# Bất biến từ
Bất biến từ là những tiếng không có biến cách văn phạm, các tiếp đầu ngữ, trạng từ, giới từ, liên từ, thán từ, được gọi là những bất biến từ trong tiếng Pāli.
# Chuyển hóa ngữ
Sơ chuyển hóa ngữ trong tiếng Pāli là hình thức từ ngữ được hình thành do chuyển hóa từ ngữ căn động từ phối hợp với một số tiếp vĩ ngữ .
Thứ chuyển hóa ngữ là phép hình thành từ ngữ danh tự loại chuyển hóa trong tiếng Pāli.
# Câu và Cú pháp
Cú pháp là phép dùng câu hay cách lập thành câu văn của một ngôn ngữ. Cú pháp tiếng Pāli rất phức tạp, tuy vậy cũng có hệ thống nguyên tắc.
Mệnh đề là một thành phần câu rộng rãi, trong đó hàm chứa một động từ đã chia
- KẾT THÚC -